Viêm tai giữa bị chảy máu có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nguy hiểm người bệnh cần được thăm khám chẩn đoán kịp thời, đúng cách. Vậy khi gặp tình trạng này thì xử trí thế nào?
Bạn đang đọc: Viêm tai giữa bị chảy máu phải làm sao?
1. Bệnh viêm tai giữa là gì?
1.1 Khái niệm
Viêm tai giữa là một nhóm các bệnh ở tai giữa, là sự tổn thương và viêm nhiễm xuất hiện trong tai giữa do các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong tai hoặc từ bên ngoài môi trường xâm nhập vào gây nên. Có hai dạng chính là viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa có dịch tiết.
Bệnh viêm tai giữa có kèm hiện tượng chảy máu có thể là dấu hiệu nguy hiểm cần được điều trị kịp thời hiệu quả càng sớm càng tốt
1.2 Nguyên nhân
– Viêm tai giữa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi (hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi).
– Viêm tai giữa xảy ra có thể do một loại vi khuẩn hoặc virut trong tai giữa. Nhiễm khuẩn này thường là kết quả của một căn bệnh: bệnh cúm, cảm lạnh hoặc dị ứng là nguyên nhân gây tắc nghẽn và sưng đường mũi, họng và ống Eustachian.
1.3 Triệu chứng
Các triệu chứng thường gặp ở trẻ em:
– Đau tai, nhất là khi nằm xuống
– Sốt 38,5 độ C hoặc cao hơn, khó ngủ, khóc và cáu kỉnh nhiều hơn bình thường
– Khó nghe hoặc phản ứng với âm thanh, đau đầu
– Chảy dịch từ tai, chán ăn, ói mửa, tiêu chảy.
Triệu chứng viêm tai giữa ở người lớn
Ở người lớn, sẽ có những triệu chứng thường gặp như đau tai, sốt, chảy dịch từ tai, giảm thính lực…
2. Viêm tai giữa bị chảy máu phải làm sao?
2.1 Thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín
– Viêm tai giữa chảy máu có thể là dấu hiệu của thủng màng nhĩ. Lúc này người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng điển hình như chảy máu tai, ù tai, tai bị đau nhói dữ dội kèm theo chóng mặt và điếc tai.
– Để được chẩn đoán chính xác, chữa trị kịp thời ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm, người bệnh khi có dấu hiệu chảy máu tai cần mau chóng tới ngay các cơ sở, phòng khám tai mũi họng uy tín để thăm khám.
2.2 Không tự ý chữa trị
Người bệnh tuyệt đối không được tự ý can thiệp bằng bất cứ hình thức nào bởi vô tình sẽ khiến tổn thương bị nhiễm trùng, viêm nhiễm phải triển mạnh, dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.
Tìm hiểu thêm: Viêm thanh quản mất tiếng: triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
Thăm khám ngay khi có dấu hiệu viêm tai giữa có tình trạng chảy máu
3. Làm gì để phòng bệnh viêm tai giữa?
3.1 Đối với trẻ nhỏ
Phòng viêm tai giữa ở trẻ, cha mẹ cần lưu ý:
– Trong những tháng năm đầu cần cho trẻ bú mẹ đầy đủ sẽ giúp giảm nguy cơ bị viêm tai giữa. Đồng thời chú ý chế độ dinh dưỡng, chăm sóc phù hợp, không để trẻ bị biếng ăn để trẻ có sức đề kháng tốt.
– Thường xuyên làm tốt việc vệ sinh mũi họng để trẻ không bị viêm hô hấp trên, amidan, VA vì giữa mũi họng và tai trong có ống thông nhau nên vi khuẩn vùng mũi họng qua đó mà lan sang tai.
– Tiêm chủng đúng lịch cho trẻ, vì một số loại vắc xin giúp giảm nguy cơ bị viêm tai giữa.
– Tiếp xúc với khói thuốc cũng làm tăng nguy cơ bị viêm tai mạn tính và tiết dịch tai giữa.
– Vì vậy không để trẻ tiếp xúc với môi trường khói thuốc.
– Vệ sinh bình bú sạch sẽ và bế trẻ ở tư thế ngồi nghiêng trong suốt quá trình bú để tránh chất lỏng tràn vào vòi nhĩ. Hết sức tránh để trẻ bị sặc sữa, cháo vì rất dễ bị tắc vòi nhĩ, tràn dịch vào tai giữa gây viêm.
– Bệnh viêm tai giữa có thể lây lan vì vậy không cho trẻ tiếp xúc với người bị bệnh.
– Luôn rửa tay cho trẻ sạch sẽ giúp giảm nguy cơ truyền bệnh.
– Khi tắm không để nước bẩn vào tai.
>>>>>Xem thêm: Cách chữa bệnh amidan nên đi khám để biết chính xác nguyên nhân
Không để nước bẩn chảy vào tai khi tắm
3.2 Đối với người lớn
Để phòng bệnh viêm tai giữa khi vệ sinh tai cần phải nhẹ nhàng, cẩn thận tránh làm tổn thương niêm mạc tai hoặc thậm chí thủng màng nhĩ gây viêm tai giữa, không để nước bẩn xâm nhập vào tai (chú ý khi gội đầu).
Với bài viết trên, chúng tôi đã giải đáp thắc mắc tình trạng viêm tai giữa có kèm theo chảy máu. Nếu bệnh có diễn tiến nặng hơn và không có dấu hiệu thuyên giảm, cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên môn thăm khám và tư vấn điều trị kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.