Viêm tai giữa là một trong những bệnh lý tai đặc biệt phổ biến, có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Bệnh nếu không được điều trị đúng có thể gây những biến chứng khó lường, đặc biệt là ở đối tượng trẻ nhỏ. Vậy cụ thể, viêm tai giữa và biến chứng thường gặp là gì?
Bạn đang đọc: Viêm tai giữa và biến chứng thường gặp
Hiểu như thế nào về bệnh viêm tai giữa?
Viêm tai giữa là một nhóm các bệnh ở tai giữa, là sự tổn thương và viêm nhiễm xuất hiện trong tai giữa do các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong tai hoặc từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào gây nên.
Viêm tai giữa khá phổ biến ở trẻ nhỏ
Dựa theo thời gian bệnh mà viêm tai giữa được chia thành hai loại là viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa mạn tính. Viêm tai giữa cấp là tình trạng khởi phát viêm tai giữa đột ngột, các triệu chứng bệnh xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn (dưới 1 tháng). trong khi đó, viêm tai giữa mạn tính là tình trạng viêm niêm mạc tai giữa kéo dài trên 3 tháng, không đáp ứng với điều trị nội khoa, màng nhĩ bị thủng, chảy tai, phù nề…
Viêm tai giữa và biến chứng thường gặp
Không chỉ gây những triệu chứng như chảy mủ tai, đau âm ỉ đầu, đau buốt ở tai… cho người bệnh, viêm tai giữa nếu không được xem xét điều trị đúng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng khả năng nghe.
Tùy từng đối tượng bệnh mà biến chứng viêm tai giữa có thể khác nhau. Viêm tai giữa và biến chứng thường gặp là:
Viêm tai xương chũm
Rất hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh tích tổn thương được tìm thấy ở xương chủ yếu là viêm loãng xương và viêm tắc mạch máu xương làm các vách ngăn giữa các tế bào xương bị phá vỡ dần, các ổ mủ tập trung lại thành túi mủ, đôi khi có những khối xương mục.
Người bệnh viêm tai xương chùm phải đối mặt với tình trạng chảy mủ tai thối, nghe kém tăng rõ rệt, sốt kéo dài dùng thuốc hạ sốt nhưng không hạ nhiệt, thể trạng nhiễm khuẩn nặng, chóng mặt ù tai rõ rệt.
Lỗ thủng màng nhĩ không lành
Tìm hiểu thêm: Phương pháp điều trị viêm mũi họng xuất tiết hiệu quả
Viêm tai giữa thủng màng nhĩ ảnh hưởng nhiều đến khả năng nghe của người bệnh
Đây là biến chứng nguy hiểm, đe dọa lớn đến khả năng nghe của người bệnh. Nguyên nhân là do trong thời gian tai bị viêm nặng, nước nhầy và mủ tích tụ nhiều ở tai giữa đè lên mãng nhĩ không được giải phóng ra ngoài nên phải tự rách để mủ chảy ra ngoài.
Trường hợp xảy ra biến chứng này cần can thiệp mổ vá lại màng nhĩ
Liệt mặt méo miệng
Viêm lan sâu vào xương chũm, ảnh hưởng đến dây thần kinh và gây biến chứng nguy hiểm này.
Điếc vĩnh viễn
Tình trạng viêm tai giữa tái đi tái lại nhiều lần làm tăng tỷ lệ mất thính lực ở người bệnh. Nguyên nhân là do nước nhầy tụ sau màng nhĩ rất dễ đọng lại, sau một thời gian sẽ phá hủy màng nhĩ hay chuỗi xương dẫn âm thanh.
Ngoài ra, viêm tai giữa còn liên quan đến vấn đề chậm phát triển ngôn ngữ và tiếng nói ở trẻ nếu tình trạng viêm xảy ra ở cả hai bên tai.
Phòng và điều trị viêm tai giữa đúng cách để tránh biến chứng xấu
Qua thăm khám, tùy từng trường hợp bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị viêm tai giữa phù hợp. Điều trị viêm tai giữa có thể bao gồm điều trị nội khoa (làm thuốc tai để loại bỏ dịch tiết nhiễm trùng tai, nhỏ tai bằng dung dịch kháng sinh, kháng sinh toàn thân, điều trị các bệnh ở mũi họng đi kèm…) hay ngoại khoa (phẫu thuật vá màng nhĩ, phẫu thuật tiệt căn xương chũm…)
>>>>>Xem thêm: Đừng chủ quan với bệnh viêm thanh quản ở trẻ nhỏ
Điều trị viêm tai đúng cách, đúng chỉ định để tránh những biến chứng xấu là điều cần thiết
Vì viêm tai giữa rất dễ tái phát nên ngoài điều trị tích cực, khâu phòng bệnh để tránh bệnh tái diễn gây biến chứng là rất quan trọng. Để phòng bệnh viêm tai giữa, bạn nên chú ý:
- Điều trị tích cực các nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa như viêm mũi họng, viêm VA, sâu răng
- Không lạm dụng việc rửa mũi vì biến chứng viêm tai giữa do rửa mũi sai cách là rất hay gặp
- Chú ý vấn đề vệ sinh tai, đặc biệt là sau khi bơi lội…
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là địa chỉ khám và điều trị viêm tai uy tín được đông đảo người bệnh tin tưởng bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại hỗ trợ chẩn đoán bệnh chính xác.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.