Dù là một trong những bệnh lý khá phổ biến, nhưng vẫn nhiều người hiện nay vẫn chưa nhận diện kịp thời để điều trị viêm tai ngoài đơn giản, nhanh chóng. Vậy, viêm tai ngoài là gì? Bệnh lý này nhận diện ra sao và điều trị thế nào cho đúng? Cùng TCI tìm hiểu những nội dung này ngay trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Viêm tai ngoài là gì – Hiểu để trị bệnh đúng cách
1. Hiểu đúng về bệnh viêm tai ngoài
1.1. Viêm tai ngoài là gì?
Tai ngoài là tổ chức có thể nhìn trực tiếp bằng mắt thường, bao gồm vành tai và ống tai. Tổ chức này được cấu tạo từ sụn, được bọc bởi lớp da và tổ chức dưới da mỏng. Vị trí này cũng có hệ thống mạch máu, thần kinh riêng. Chính vì thế, những bệnh lý khu vực này đều có thể tác động đến khả năng nghe bên cạnh những vấn đề về thẩm mỹ. Khi nói đến viêm tai ngoài, người ta thường mặc định tình trạng viêm ống tai ngoài. Với các bị trí khác ở tai ngoài, bệnh lý viêm nhiễm cũng có tên gọi khác như: chàm ống tai, viêm sụn vành tai,…
Bệnh lý viêm tai ngoài
Viêm tai ngoài là một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến ở khu vực ống tai, khiến ống tai sưng viêm đau, thường do tác nhân vi khuẩn hình thành. Một số dạng viêm tai ngoài cũng có thể do nấm gây nên, nhưng thường ít phổ biến hơn.
Một số yếu tố thuận lợi khiến bệnh viêm tai ngoài dễ xảy ra hơn, đó là:
– Sang chấn nhỏ do sử dụng dụng cụ ngoáy tai, móng tay, tai nạn,… làm tổn thương ống tai
– Dùng các sản phẩm làm đẹp cho tóc, dầu gội, xà phòng, sữa tắm,… có tính kích ứng
– Thường xuyên đeo các thiết bị hỗ trợ âm thanh như máy trợ thính, tai nghe hoặc nút bịt tai
– Đang dùng một số loại thuốc hoặc có bệnh lý dị ứng, chàm, tiểu đường,…
– Viêm nang lông, tuyến bã
– Viêm nhiễm do dịch mủ tai giữa đọng lại trong ống tai
– Bơi lội hoặc tắm sông suối nhưng không vệ sinh tai cẩn thận
1.2. Cách nhận biết viêm tai ngoài là gì?
Tùy theo từng thời điểm mà mức độ viêm tai ngoài có thể biểu hiện khác nhau, dẫn đến những thay đổi nhất định trong dấu hiệu bệnh. Thông thường, nhận biết viêm tai ngoài có thể dựa vào những triệu triệu chứng cơ bản sau:
– Ngứa tai
– Đau tai. Một số trường hợp có thể đau dữ dội, đau nhiều khi nhai, ngáp và cả khi ngủ.
– Sưng tấy.
– Ù tai, nghe kém
– Ống tai nề đỏ, sưng chít hẹp hoặc ứ dịch. Có thể bong thành các đám biểu bì trắng. Trong trường hợp viêm nhiễm tai ngoài do nấm, ống tai thường có dịch nhầy vàng hoặc xanh.
1.3. Viêm tai ngoài có phải là bệnh lý nguy hiểm?
Viêm tai ngoài là bệnh lý tai mũi họng có thể được điều trị nhanh và đơn giản khi phát hiện bệnh sớm và có các cách xử trí phù hợp. Chính vì thế, có thể nói, bệnh lý này không quá nghiêm trọng và có thể điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách, bệnh lý này cũng có thể gây nên những biến chứng khó chịu và nhiều nguy cơ khó kiểm soát. Một số biến chứng và tình trạng có liên quan đến viêm tai ngoài có thể xảy ra như:
– Nhiễm trùng lan rộng ra xung quanh và gây viêm tai giữa
– Nhiễm trùng nặng khi không điều trị, thậm chí là viêm mô tế bào, phá hủy và làm biến dạng tai.
– Viêm tai ngoài ác tính với nguy cơ viêm màng não, viêm cốt tủy xương,… nguy hiểm đến tính mạng.
Tìm hiểu thêm: Đừng chủ quan với bệnh viêm tai giữa trẻ em
Viêm tai ngoài không điều trị đúng cách có thể để lại nhiều biến chứng
2. Điều trị viêm tai ngoài
Trước những nguy cơ mà viêm tai ngoài có thể gây nên, cần chủ động ngăn chặn bằng việc nhanh chóng xử lý, điều trị đúng cách. Chính vì thế, khi có dấu hiệu của bệnh, cần sớm đến các cơ sở y tế để kiểm tra, chẩn đoán xác định và điều trị theo phác đồ riêng từ các bác sĩ tai mũi họng.
Nguyên nhân gây viêm tai ngoài thường do vi khuẩn, nhưng cũng có một số trường hợp bệnh lý do tác nhân nấm gây nên. Trong trường hợp đó, việc điều trị bằng thuốc kháng sinh cùng một số thuốc thông thường sẽ không hiệu quả. Với những trường hợp nghi ngờ, bác sĩ sẽ kiểm tra, lấy dịch mủ trong tai để xét nghiệm chẩn đoán tác nhân bệnh để điều trị hiệu quả, phù hợp cho người bệnh.
2.1. Thuốc trị viêm tai ngoài
Dựa theo tình trạng bệnh lý viêm tai ngoài, bác sĩ sẽ có những chỉ định phù hợp cho người bệnh:
– Kháng sinh điều trị nguyên nhân: dùng thuốc nhỏ hoặc kết hợp kháng sinh đường uống để giảm tình trạng nhiễm trùng.
- Điều trị triệu chứng viêm tai ngoài bằng các thuốc chống viêm, giảm đau.
– Chườm nóng giảm đau. Nếu tình trạng sưng mới tấy đỏ, chấm Betadin đầu nhọt. Khi nung mủ trắng thì dùng dụng cụ chích nhọt tháo mủ và sát khuẩn. Một số tình trạng khác, bác sĩ sẽ dùng cách chiếu tia hồng ngoại, dùng thuốc bôi giảm đau tại chỗ, đặt bấc thấm Glyxerin borate 2% hoặc thuốc mỡ kháng sinh trong ống tai.
Nhìn chung, việc điều trị sẽ dựa trên nguyên nhân tác nhân cùng tình trạng bệnh lý để có cách tiến hành phù hợp. Trong những trường hợp cơ địa nhạy cảm hoặc tình trạng bệnh tiến triển không tốt, người bệnh cần tái khám để bác sĩ theo dõi thường xuyên, chuyển đổi điều trị phù hợp.
>>>>>Xem thêm: Phẫu thuật cắt amidan và nạo VA cho trẻ 6 tuổi
Khám bệnh kịp thời và điều trị viêm tai ngoài theo chỉ định của bác sĩ
2.2. Một số hình thức hỗ trợ trong điều trị viêm tai ngoài
Khi điều trị viêm tai ngoài, việc áp dụng các biện pháp hỗ trợ có thể giúp giảm triệu chứng và tăng cường quá trình hồi phục. Dưới đây là một số hình thức hỗ trợ và chăm sóc mà người bệnh có thể thực hiện:
– Giữ tai khô:
Tránh những tình huống làm ẩm tai, như bơi lội hoặc tắm sông, suối, ao, biển,… Sử dụng nút bông tai khi tắm để tránh nước bị kẹt trong tai.
– Sử dụng gối ngủ:
Nếu triệu chứng viêm tai ngoài bao gồm đau tai khi nằm xuống, hãy sử dụng gối hoặc gối lót giữa đầu và vai để giảm áp lực lên tai.
– Ngủ đúng tư thế:
Ngủ nghiêng về phía tai không bị ảnh hưởng nhằm giảm áp lực và triệu chứng đau tai.
– Tránh các chất kích thích:
Hạn chế tiếp xúc với hóa chất, thuốc lá, bụi bẩn,… có thể làm tăng kích thước của màng niêm mạc tai.
– Nâng cao đề kháng:
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống tích cực có thể giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và nâng cao khả năng tự phục hồi với viêm tai ngoài.
– Uống đủ nước:
Cung cấp đủ nước cho cơ thể có thể giúp duy trì độ ẩm cho niêm mạc tai.
– Nghỉ ngơi:
Nếu triệu chứng xuất hiện trong bối cảnh mệt mỏi hoặc căng thẳng, hãy dành thời gian nghỉ ngơi và giảm stress để phục hồi hiệu quả hơn.
– Theo dõi triệu chứng và tái khám đúng lịch:
Cần chú ý các triệu chứng, theo dõi sự tiến triển của bệnh. Tái khám và phản hồi với bác sĩ kịp thời để có phương pháp điều chỉnh điều trị phù hợp, đúng cách.
Nhận định chung:
Viêm tai ngoài là bệnh lý thường gặp và ẩn chứa nhiều nguy cơ bệnh lý biến chứng nếu không được điều trị đúng cách. Đối diện với tình trạng này, cần hiểu rõ viêm tai ngoài là gì. Quan trọng nhất là việc người bệnh nên đến thăm bác sĩ ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh. Việc đánh giá và chẩn đoán sớm sẽ giúp bạn được bác sĩ đề xuất phương pháp điều trị phù hợp, giảm nguy cơ biến chứng và hồi phục nhanh chóng. Bên cạnh đó, cần chủ động giữ vệ sinh, bảo vệ tai để việc điều trị hiệu quả, tránh bệnh tái phát.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.