Trẻ em là đối tượng dễ gặp vấn đề viêm tai ngoài hơn người lớn. Nhiều cha mẹ thường xem nhẹ và không quan tâm kĩ về vấn đề này. Tuy nhiên, tình trạng viêm tai ngoài lâu sẽ dẫn tới nhiều biến chứng khó lường. Do đó các cha mẹ cần hiểu rõ bản chất viêm tai ngoài ở trẻ em, cách thức điều trị và phòng ngừa hiệu quả.
Bạn đang đọc: Viêm tai ngoài ở trẻ em và những điều cha mẹ cần biết
1. Hiện tượng viêm tai ngoài ở trẻ
Viêm tai ngoài là hiện tượng viêm tai cấp ở lớp da bao phủ ống tai ngoài. Lúc này lớp da từ phần lỗ tai và màng nhĩ bị trầy xước tạo điều kiện vi khuẩn xâm nhập. Qua thời gian vi khuẩn phát triển gây nên viêm tai.
1.1. Nguyên nhân gây viêm tai ngoài ở trẻ em
Nguyên nhân chủ yếu gây viêm tai ngoài ở trẻ là do hoạt động bơi lội hay quá trình tắm cho trẻ hàng ngày. Vì sau khi bơi/tắm, tai không được lau khô, làm sạch hoàn toàn và vẫn còn tồn đọng nước ở trong tai. Môi trường ẩm ướt sẽ là điều kiện hoàn hảo cho nấm phát triển và dẫn tới viêm tai. Đặc biệt, cha mẹ hay cho trẻ em đi bơi nếu không đảm bảo độ sạch của nước cũng là yếu tố khiến cho trẻ bị viêm tai ngoài.
Viêm tai ngoài có thể xuất hiện do đi nước tồn đọng sau khi trẻ đi bơi, tắm rửa hàng ngày
Ngoài ra, tâm lý vệ sinh tai quá sạch cho trẻ cũng là nguyên nhân của viêm tai ngoài. Cha mẹ ngoáy tai sai cách hoặc dùng dục cụ quá cứng gây ra trầy xước lớp da ống tai. Nhân cơ hội này, vi khuẩn từ bên ngoài nhanh chóng tấn công vào vết thương và tạo nên ổ viêm trong tai.
Các bệnh về da cũng có thể gây viêm tai ngoài, cụ thể như viêm da dị ứng, chàm.
1.2. Triệu chứng viêm tai ngoài ở trẻ em
Một số triệu chứng viêm tai ngoài xuất hiện ở trẻ nhỏ mà cha mẹ nên biết:
– Sưng ở vùng da ống tai, có biểu hiện tấy đỏ.
– Trẻ hay gãi tai vì luôn cảm thấy khó chịu, đau nhức, ngứa ngáy ở ống tai.
– Đôi khi quấy, khóc nhiều hơn bình thường vì cơn đau tai.
– Cơn đau tai trở nên nặng hơn khi chạm vào tai.
– Chảy dịch, chảy mủ tai.
– Khả năng nghe trở nên kém đi.
– Nghiêm trọng hơn có thể bị sốt cao kèm theo.
– Chán ăn, ói mửa, tiêu chảy.
Nếu trẻ em xuất hiện 3 triệu chứng cuối thì cha mẹ đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế để kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân và điều trị.
2. Viêm tai ngoài ở người lớn có khác với ở trẻ em
Thực tế, viêm tai ngoài ở trẻ phổ biến hơn là ở người lớn. Do ống tai của trẻ nhỏ hơn nên khi nước vào trong tai sẽ khó thoát ra bên ngoài. Từ đó, môi trường ẩm ướt là điều kiện tốt nhất cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
Ống tai của trẻ em thường nhỏ hơn so với người lớn nên nước khó mà thoát ra khỏi tai
Bên cạnh đó, viêm tai ngoài cũng được coi là hệ lụy của bệnh cảm cúm, viêm nhiễm họng mà trẻ em mắc phải.
Khi bị viêm tai, trẻ em có xu hướng lấy tay ngoáy vào trong lỗ tai hoặc đập tay vào bên tai bệnh. Tới giai đoạn nấm đã phát triển gây bịt kín lỗ tai nên trẻ hay kêu bị ù tai và không thể nghe rõ âm thanh. Khi muốn tiếp nhận âm thanh bên ngoài, trẻ hay nghiêng đầu sang phía bên tai lành để nghe.
3. Biến chứng viêm tai ngoài nếu bị xem nhẹ
Tình trạng vi khuẩn phát triển gây kích ứng viêm, tích tụ các chất lỏng trong ống tai trong thời gian dài không thể xem nhẹ. Nó có thể dẫn tới một số biến chứng nghiêm trọng ở trẻ như:
– Suy giảm khả năng nghe do viêm nhiễm ống tai kéo dài.
– Áp xe
– Rách hoặc thủng màng nhĩ.
– Chậm nói và chậm phát triển. Nếu ở trong giai đoạn trẻ sơ sinh hoặc đang tập đi, thì viêm tai ngoài có thể ảnh hưởng khả năng tiếp nhận âm thanh và khả năng nói.
4. Điều trị viêm tai ngoài hiệu quả
Theo dõi tình trạng viêm tai ngoài qua vài ngày, nếu ở mức độ nhẹ thì cha mẹ có thể vệ sinh nhẹ nhàng, lấy sạch các vết bẩn trong tai. Đồng thời giữ tai luôn được khô ráo, tránh nước đọng lại trong tai của trẻ.
Nếu tình trạng nặng hơn, trẻ có biểu hiện quấy khóc nhiều, kèm theo sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy thì cha mẹ nên đưa con tới bệnh viện để kiểm tra. Bằng cách quan sát và nội soi, bác sĩ chuyên môn sẽ đánh giá mức độ viêm tai qua hình ảnh thu lại trên màn hình. Từ đó chỉ định sử dụng thuốc phù hợp và tư vấn cho cha mẹ vai trò của vệ sinh ống tai ngoài. Hành động này nên thực hiện sau mỗi lần tắm bằng bông mềm. Không nên tích cực vệ sinh quá nhiều lần trong ngày mà đem lại hệ quả tiêu cực tới con trẻ.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây viêm xoang mạn tính
Bằng quan sát và nội soi, bác sĩ sẽ chẩn đoán và đánh giá mức độ viêm tai ngoài
5. Phòng ngừa viêm tai ngoài như thế nào tốt nhất
Viêm ống tai ngoài hoàn toàn có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Vì vậy cha mẹ nên nhớ kỹ một số biện pháp giúp phòng ngừa trẻ bị viêm tai ngoài như:
– Chuẩn bị sẵn nút bịt tai, mũ bơi đầy đủ khi đi bơi.
– Đưa trẻ đi bơi cần lựa chọn hồ bơi chứa nước sạch, an toàn.
– Lau tai thật khô sau mỗi lần tắm, đi bơi trở về.
– Tránh ngoáy tai mạnh, đưa bông ngoáy tai vào sâu bên trong.
– Không để trẻ tự lấy ráy tai, cha mẹ nên lấy ráy tai cho trẻ để đảm bảo an toàn và sạch sẽ.
>>>>>Xem thêm: Chảy máu sau cắt amidan ở bắt cứ thời điểm nào
Cha mẹ nên vệ sinh tai cho con một cách nhẹ nhàng
Trên đây là những điều cần biết mà cha mẹ nào cũng cần nắm rõ về tình trạng viêm tai ngoài ở trẻ em. Tuy vấn đề này không quá nghiêm trọng nhưng cha mẹ cũng không được chủ quan, xem nhẹ. Khi trẻ bị viêm ống tai cần theo dõi thật kĩ và đưa trẻ đi khám nếu bệnh tiến triển kéo dài không khỏi.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.