Viêm lộ tuyến là căn bệnh phụ khoa “ám ảnh” cho nhiều chị em phụ nữ. Vậy viêm tái tạo cổ tử cung là gì? Nó có phải là 1 biến chứng của viêm lộ tuyến không? Liệu căn bệnh này có ảnh hưởng tới quá trình mang thai của người phụ nữ không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trang bị kiến thức, có phương cách điều trị hiệu quả viêm tái tạo cổ tử cung.
Bạn đang đọc: Viêm tái tạo cổ tử cung có ảnh hưởng tới mang thai không?
VIÊM TÁI TẠO CỔ TỬ CUNG LÀ GÌ?
Hiện nay, viêm lộ tuyến là tình trạng xảy ra phổ biến ở nhiều phụ nữ. Sau khi điều trị viêm lộ tuyến, cổ tử cung sẽ chuyển dần sang trạng thái mịn màng của vùng lộ tuyến nằm sâu bên trong cổ tử cung. Thời gian phục hồi dài hay ngắn phụ thuộc vào bệnh lý, thể trạng của người bệnh.
Tuy nhiên, các tế bào mới bị vi khuẩn xâm nhập gây ra tình trạng viêm nhiễm, khiến hoạt động tái tạo bị gián đoạn, có khả năng diễn biến xấu hơn. Vì vậy, được gọi là viêm tái tạo lộ tuyến, hay được hiểu đơn giản là biến chứng viêm nhiễm của quá trình phục hồi lộ tuyến cổ tử cung về trạng thái bình thường.
Triệu chứng của viêm tái tạo cổ tử cung
Triệu chứng viêm tái tạo cổ tử cung
Viêm tái tạo cổ tử cung không phải là bệnh nhưng những biểu hiện của nó dễ bị nhầm lẫn với các dấu hiệu của bệnh phụ khoa khác, trong giai đoạn đầu cũng dễ bị chẩn đoán nhầm sang viêm cổ tử cung thông thường. Bệnh có biểu hiện như tăng tiết khí hư, khí hư có màu vàng hoặc xanh, vùng kín có mùi hôi.
Trong quá trình điều trị viêm lộ tuyến, nếu chị em không quan tâm vệ sinh sạch sẽ, kiêng cữ trong quá trình quan hệ vợ chồng thì có thể là mầm mống gây nên viêm tái tạo cổ tử cung. Ngoài ra, một số các yếu tố khác như sự thay đổi nồng độ estrogen nhất là sau khi dùng thuốc tránh thai, sinh nở nhiều, môi trường PH sinh lý của âm đạo bị thay đổi dẫn đến sự xáo trộn của hệ vi sinh.
Nếu như trước đó, người bệnh đã được chẩn đoán viêm lộ tuyến và đã điều trị thành công nhưng vẫn mắc các dấu hiệu trên thì có thể cảnh giác trước tình trạng viêm tái tạo cổ tử cung. Do lúc này, cổ tử cung đang ở giai đoạn nhạy cảm, dễ bị các nhân tố bên ngoài tác động gây ra viêm nhiễm trở lại. Một khi bệnh tái phát, việc điều trị sẽ khó khăn, tốn nhiều thời gian và chi phí hơn.
Khi nghi ngờ bị viêm tái tạo cổ tử cung, bạn cần theo dõi sự thay đổi của khí hư. Trong trường hợp các dấu hiệu rõ ràng, nặng thêm, gây ra sự khó chịu cho cơ thể thì nên đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế tin cậy để được bác sĩ thăm khám, đánh giá đúng tình trạng bệnh lý.
Các giai đoạn viêm tái tạo cổ tử cung (viêm lộ tuyến tái tạo)
Giai đoạn phát triển viêm tái tạo cổ tử cung
Viêm tái tạo cổ tử cung thường diễn biến qua 3 giai đoạn, với các dấu hiệu, mức độ nghiêm trọng tăng dần từ độ 1 tới độ 3, cụ thể như sau:
Viêm lộ tuyến tái tạo độ 1
Lúc này vùng niêm mạc của cổ tử cung sẽ xuất hiện các tổn thưởng, chiếm tới ⅓ diện tích bề mặt, với 1 số dấu hiệu mơ hồ như huyết trắng ra nhiều, dịch âm đạo vón cục, có mùi hôi, ngứa vùng kín, rối loạn kinh nguyệt…
Viêm lộ tuyến tái tạo độ 2
Viêm lộ tuyến tái tạo lúc này đã có những biểu hiện điển hình hơn, dễ cảm nhận hơn như đau đớn khi quan hệ tình dục, chảy máu bất thường ở bộ phận sinh dục nữ.
Viêm lộ tuyến tái tạo độ 3
Đây là giai đoạn nghiêm trọng của bệnh, các cơn đau nhức vùng chậu diễn ra thường xuyên khi đi tiểu, quan hệ, cơ thể mệt mỏi… Khi kiểm tra, sẽ thấy vùng viêm nhiễm tái tạo cổ tử cung chiếm hơn ⅔ diện tích bề mặt.
Người bệnh cần lưu ý, các dấu hiệu này diễn ra gần giống với triệu chứng viêm lộ tuyến cổ tử cung thông thường. Do đó, khi quá trình điều trị kết thúc, bệnh nhân nên chú ý những sự thay đổi vùng kín, sức khỏe để có phương hướng xử lý kịp thời.
BỊ VIÊM TÁI TẠO CỔ TỬ CUNG CÓ NGUY HIỂM TỚI SỨC KHỎE KHÔNG?
Tìm hiểu thêm: Các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung
Viêm tái tạo cổ tử cung có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe phụ nữ
Viêm tái tạo cổ tử cung không phải là bệnh lý nghiêm trọng, có thể điều trị cải thiện bằng kháng sinh ở thể nhẹ. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, nó có thể là căn nguyên của các bệnh phụ khoa khác hoặc ảnh hưởng tới khả năng sinh sản về sau của chị em.
Là căn nguyên của nhiều bệnh phụ khoa khác
Các tế bào viêm nhiễm tại cổ tử cung có thể lan rộng hơn, gây ra các bệnh phụ khoa khác như viêm âm đạo, viêm vùng chậu… ảnh hưởng tới tâm lý, sức khỏe của chị em. Nguy hiểm nhất là ung thư cổ tử cung, căn bệnh đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Nếu phát hiện, điều trị chậm trễ viêm tái tạo cổ tử cung, người bệnh sẽ có quá trình điều trị phức tạp, kéo dài, thậm chí là tử vong.
Ảnh hưởng tới khả năng mang thai
Viêm lộ tuyến tái tạo cổ tử cung có thể gây khó khăn trong việc thụ tinh, vì nó gây chít hẹp cổ tử cung, khiến tinh trùng khó vào, thậm chí là chết trước khi tiếp cận tới trứng. Do đó, nguy cơ vô sinh, hiếm muộn gia tăng.
Không những thế, thai phụ mắc bệnh này cũng tiềm ẩn những rủi ro như dễ sinh non, viêm màng ối, vỡ ối sớm, biến chứng thai sản, dị tật sau sinh…
ĐIỀU TRỊ VIÊM TÁI TẠO CỔ TỬ CUNG NHƯ THẾ NÀO?
>>>>>Xem thêm: Ung thư vú: Mối đe dọa hàng đầu với phụ nữ toàn thế giới
Phòng khám viêm tái tạo cổ tử cung tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Viêm tái tạo cổ tử cung xảy ra khi quá trình cổ tử cung đang hồi phục, bị các nhân tố bên ngoài tác động nên trong quá trình này, người bệnh nên chú ý các vấn đề sau để bệnh có thể tự khỏi:
- Không nên quan hệ tình dục trong thời gian bị bệnh, điều trị viêm lộ tuyến hoặc viêm tái tạo cổ tử cung.
- Không tự ý đặt thuốc hoặc uống thuốc khi chưa có chỉ định của bác sỹ sản khoa.
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không thụt rửa sâu hay dùng các dung dịch có tính tẩy mạnh bởi sẽ làm mất độ ẩm, Ph cho âm đạo
- Ăn uống đủ chất, bổ sung thêm các trái cây để giúp quá trình phục hồi tốt hơn.
- Theo dõi các biểu hiện của cơ thể và cần liên hệ với bác sỹ để xử lý.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng – 1 năm để có thể phát hiện những căn bệnh tiềm ẩn.
Các bệnh phụ khoa nói chung, viêm tái tạo cổ tử cung nói riêng thường có khả năng bị tái phát nhiều lần. Nếu tình trạng này tiếp diễn, kéo dài với các dấu hiệu nghiêm trọng hơn thì người bệnh sẽ phải điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc can thiệp bằng y khoa hiện đại như đốt viêm, áp lạnh, đốt laser… thì mới dứt điểm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.