Bước vào tháng thứ tư của thai kì, một số mẹ bầu thường bị viêm đường tiết niệu. Sở dĩ là do bàng quang của thai phụ bị thai nhi chèn ép, khó kiểm soát hơn trong việc tiểu tiện, dễ dẫn đến ứ đọng nước tiểu, đây là yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập. Sau khi thâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây ra viêm đường tiết niệu. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến triệu chứng, cách hỗ trợ điều trị và phương pháp phòng viêm tiết niệu khi mang thai.
Bạn đang đọc: Viêm tiết niệu khi mang thai
Viêm tiết niệu khi mang thai khiến mẹ bầu vô cùng mệt mỏi
Triệu chứng viêm tiết niệu khi mang thai
Với những người bình thường viêm đường tiết niệu đã mang đến nhiều phiền toái, gây khó chịu… với mẹ bầu bị viêm đường tiết niệu lại càng mệt mỏi hơn. Chị Ánh Ngọc (27 tuổi, Hàng Bông) chia sẻ: “Tôi đang mang bầu ở tháng thứ 5, gần đây tôi thường bị tiểu buốt, tiểu rắt khó chịu vô cùng, đi khám bác sĩ kết luận bị viêm đường tiết niệu. Quả thật nắng nôi vác bụng bầu đã mệt lắm rồi, còn thêm cả bệnh này nhiều lúc tôi thấy kiệt sức”.
Tâm sự của chị Ngọc cũng giống nhiều mẹ bầu khác bị viêm đường tiết niệu.
Biểu hiện của viêm đường tiết niệu:
_ Thường đau buốt hay có cảm giác nóng rát mỗi lần tiểu tiện
_ Đi tiểu nhiều lần trong ngày, và có cảm giác muốn đi nhưng không đi được
_ Đau vùng xương chậu, có thể đau lưng và bụng
_ Với nhiều thai phụ cảm giác buồn nôn, nôn sẽ xuất hiện, chính vì thế dễ nhầm với ốm nghén
_ Lạnh người, run, nóng sốt đổ mồ hôi
…
Tìm hiểu thêm: Sỏi niệu quản 1/3 giữa điều trị như thế nào? Góc giải đáp
uống nhiều nước giúp phòng và hỗ trợ điều trị viêm tiết niệu khi mang thai hiệu quả
Phòng và hỗ trợ điều trị hiệu quả
Phụ nữ mang thai việc hỗ trợ điều trị nội khoa bằng thuốc cần hết sức chú ý vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi
Trước hết cần xét nghiệm nước tiểu xem có phải chính xác bị viêm đường tiết niệu hay không và viêm ở mức độ nào, vi khuẩn nào là nguyên nhân gây ra bệnh. Chính vì thế việc xét nghiệm nước tiểu định kì trong mỗi lần khám thai là vô cùng quan trọng mẹ bầu cần lưu ý, không nên bỏ qua.
Thai phụ bị viêm đường tiết niệu cần phải hỗ trợ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý thực hiện theo ý mình như bỏ thuốc khi thấy triệu chứng thuyên giảm… có thể làm bệnh nặng hơn, gây ra hiện tượng kháng thuốc. Sau khi hỗ trợ điều trị đúng theo phác đồ cần kiểm tra nước tiểu để biết được bệnh đã khỏi hoàn toàn chưa và trong các lần khám thai sau cũng không được quên xét nghiệm nước tiểu.
Để phòng và hạn chế tái phát viêm tiết niệu khi mang thai, cần lưu ý:
_ Uống nhiều nước, ít nhất là 2-3 lít nước một ngày, giúp vi khuẩn đào thải thông qua đường tiểu.
_ Uống nhiều nước trái cây như nước cam ép, bưởi ép, nước dừa non rất tốt (tuy nhiên ở 3 tháng đầu của thai kì không nên uống nước dừa)…
_ Tuyệt đối không được nhịn tiểu, phụ nữ có thai tần suất đi tiểu nhiều hơn so với bình thường, nhiều mẹ bầu thường nhịn, điều này không tốt, có thể dẫn đến bệnh sỏi thận, ảnh hưởng tới bàng quang và thận, đường tiết niệu…
>>>>>Xem thêm: Tán sỏi ngoài cơ thể, phương pháp ưu việt đặc trị sỏi tiết niệu
Đi khám bác sĩ để có phương pháp hỗ trợ điều trị an toàn, hiệu quả (ảnh minh họa)
Bước vào tháng thứ tư của thai kì, một số mẹ bầu thường bị viêm đường tiết niệu. Sở dĩ là do bàng quang của thai phụ bị thai nhi chèn ép, khó kiểm soát hơn trong việc tiểu tiện, dễ dẫn đến ứ đọng nước tiểu, đây là yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập_ Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, vệ sinh cơ quan tiết niệu hàng ngày và đúng cách để vi khuẩn không có cơ hội tấn công, phát triển.