Viêm tiết niệu khi mang thai có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu. Đây là một bệnh lý thường gặp và ngày càng có chiều hướng gia tăng. Vậy thực chất căn bệnh này gây ảnh hưởng thế nào, cách điều trị ra sao, cùng tìm hiểu thêm những thông tin quan trọng qua đặc biệt qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Viêm tiết niệu khi mang thai có nguy hiểm không?
1. Nguyên nhân gây viêm tiết niệu khi mang thai
Viêm tiết niệu là hiện tượng vi khuẩn, thường là vi khuẩn E.Coli xâm nhập vào cơ thể qua bàng quang hoặc qua thận khiến cho nước tiểu bị nhiễm khuẩn. Sau đó, vi khuẩn tiếp tục lây lan đến cơ quan tiết niệu khác như: Thận, niệu quản, bàng quang hoặc niệu đạo. Viêm đường tiết niệu có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhưng phổ biến hơn là với nữ giới đang ở trong thời kỳ mang thai.
Vậy tại sao viêm đường tiết niệu thường gặp hơn ở nữ giới, đặc biệt là nữ giới đang mang bầu? Theo các chuyên gia, nguyên nhân là do phụ nữ có niệu đạo ngắn hơn nam giới, ngoài ra thì âm đạo và hậu môn cũng nằm ở vị trí gần nhau nên dễ bị lây nhiễm bệnh lý từ bộ phận này qua bộ phận kia. Bên cạnh đó, khi mang thai, bàng quang của mẹ bầu bị thai nhi chèn ép dẫn đến ứ đọng nước tiểu, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có thể xâm nhập và phát triển. Đây cũng là nguyên nhân gây viêm tiết niệu ở phụ nữ mang thai.
Viêm tiết niệu là bệnh lý thường gặp ở các mẹ bầu, tác nhân chính gây bệnh là vi khuẩn E.Coli xâm nhập khiến cho các cơ quan tiết niệu bị nhiễm khuẩn
2. Một số triệu chứng điển hình của viêm tiết niệu khi mang thai
Không phải trường hợp bị viêm tiết niệu nào cũng có triệu chứng giống nhau. Tùy theo từng tình trạng của bệnh mà mẹ bầu có thể gặp phải nhiều triệu chứng thể hiện khác nhau.
2.1. Đối với trường hợp viêm niệu đạo và viêm bàng quang
Với trường hợp viêm niệu đạo và viêm bàng quang thì các triệu chứng thể hiện khá rõ ràng, trong đó một số triệu chứng thường gặp bao gồm:
– Cảm giác buồn tiểu thường xuyên tuy nhiên lượng nước tiểu thải ra mỗi lần đi rất ít.
– Cảm giác buốt, rát khi đi tiểu, tiểu rắt, tiểu khó.
– Trực tràng luôn có cảm giác bị đầy.
– Thường xuyên đau lưng vùng dưới sườn hoặc khó chịu ở vùng bụng.
– Nước tiểu đục, đôi khi có lẫn máu trong nước tiểu.
– Kết quả xét nghiệm nước tiểu cho thấy có sự xuất hiện của nhiễm khuẩn bạch cầu dương tính.
2.2. Đối với trường hợp viêm bể thận
Viêm bể thận là biến chứng nguy hiểm của viêm niệu đạo và niêm bàng quang khi không điều trị kịp thời. Một số biểu hiện của viêm bể thận bao gồm:
– Sốt cao ở nhiệt độ 39 đến 40 độ C, rét run.
– Tiểu buốt, tiểu khó, nước tiểu đục, đôi khi có lẫn cả máu.
– Thường xuyên có cảm giác đau ở vùng thắt lưng, cơn đau lúc âm ỉ, có lúc cũng kéo dài dữ dội từng cơn.
– Buồn nôn, mệt mỏi và chán ăn.
– Khi xét nghiệm nước tiểu phát hiện dấu hiệu nhiễm khuẩn bạch cầu dương tính, có thể thấy hồng cầu ở trong nước tiểu.
3. Viêm tiết niệu khi mang bầu nguy hiểm hay không?
Nhiễm khuẩn tiết niệu nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu. Những ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể mẹ bao gồm:
– Gây viêm nhiễm ở các cơ quan khác của tiết niệu như ở thận, bàng quang, niệu quản.
– Tình trạng viêm nhiễm kéo dài có thể để lại sẹo ở ống niệu đạo và gây hẹp niệu đạo.
– Với trường hợp biến chứng viêm bể thận, mẹ bầu có thể phải đối mặt với các nguy cơ như: Áp xe thận, nhiễm trùng máu, suy thận cấp, nguy hiểm nhất là gây bể thận cấp tiền sản và tán huyết cho người mẹ.
Không chỉ gây ảnh hưởng tới mẹ bầu, viêm tiết niệu cũng sẽ gây ra một số ảnh hưởng với thai nhi. Nguyên nhân là do trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu bị nhiễm trùng nước tiểu thì trẻ sơ sinh cũng sẽ có nguy cơ nhiễm trùng. Bên cạnh đó, nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm tiết niệu còn có thể dẫn đến hiện tượng sinh non hoặc gây thai chết trong tử cung.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Quan hệ ngày đèn đỏ có thai không?
Với thắc mắc viêm tiết niệu khi mang thai có nguy hiểm không, thực chất, đây không chỉ là căn bệnh gây ảnh hưởng cho mẹ bầu mà còn cả tới thai nhi nữa
4. Viêm tiết niệu khi mang thai điều trị như thế nào?
Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định những phương thức điều trị khác nhau.
– Đối với trường hợp phụ nữ bị viêm niệu đạo và viêm bàng quang, bệnh nhân thường được chỉ định sử dụng kháng sinh kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt.
– Đối với trường hợp người bệnh có các biểu hiện như sốt, lạnh, run hay các triệu chứng nhiễm trùng huyết, ổ viêm ở đường niệu… thì cần phải nhập viện để theo dõi đường tĩnh mạch.
– Đối với trường hợp phụ nữ bị viêm bể thận cấp hay các biến chứng như thận mủ, thận áp-xe thì cần phải can thiệp bằng phẫu thuật.
>>>>>Xem thêm: Cách điều trị tình trạng răng nhiễm Fluor
Mỗi trường hợp sẽ có cách điều trị khác nhau, chính vì vậy, để được lên phương án điều trị phù hợp thì mẹ bầu cần thăm khám và lắng nghe ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa
5. Biện pháp phòng tránh viêm tiết niệu khi mang bầu
Viêm tiết niệu có thể nói là một căn bệnh mang đến những nguy cơ nguy hiểm cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi, chính vì vậy, mỗi mẹ bầu cần có ý thức phòng tránh bệnh từ sớm. Một số biện pháp phòng ngừa dành cho mẹ bầu bao gồm:
– Thường xuyên kiểm tra nước tiểu ở mỗi lần khám thai, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ
– Vệ sinh sạch sẽ cơ thể để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
– Bổ sung nhiều nước hoặc các loại nước ép trái cây chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe và có tác dụng lợi tiểu.
– Tuyệt đối không được nhịn tiểu để tránh gây ra tình trạng ứ đọng nước tiểu làm ảnh hưởng đến thận, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây nguy hiểm tới đường tiết niệu.
– Nếu mắc các bệnh như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, mẹ bầu cần điều trị dứt điểm để tránh lây lan sang đường tiết niệu.
Hi vọng với những thông tin trên, các bạn đã được giải đáp thắc mắc viêm tiết niệu trong thai kỳ có nguy hiểm không cũng như nắm được những thông tin quan trọng về căn bệnh này. Nhìn chung,bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé nếu không được điều trị sớm. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh thì mẹ cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được lên phương án điều trị kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.