Theo thống kê cho thấy, tỷ lệ viêm tiết niệu ở nữ cao gấp 25 lần nam giới, lý do là niệu đạo của phụ nữ (khoảng 4cm) ngắn hơn nhiều so với niệu đạo của đàn ông (khoảng 20cm) nên vi khuẩn dễ xâm nhập. Ngoài ra, âm đạo và hậu môn ở nữ tương đối gần nhau và nằm trên cùng một bình diện, do đó dễ bị lây nhiễm bệnh lý từ bộ phận này qua bộ phận kia.
Bạn đang đọc: Viêm tiết niệu ở nữ
Viêm tiết niệu ở nữ
Viêm tiết niệu là căn bệnh thường gặp do vi khuẩn E.coli xâm nhập vào đường niệu gây nên. Vi khuẩn xâm nhập chủ yếu theo đường viêm ngược dòng, từ bộ phận sinh dục ngoài rồi lan lên trên thận.
Bệnh viêm tiết niệu ở nữ cao gấp 25 lần so với nam giới.
Khi mắc bệnh, phụ nữ thường có cảm giác mót tiểu, nóng rát khi tiểu tiện, đái rắt, đái buốt, đôi khi đái ra máu. Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, run rẩy toàn thân, đầy ở trực tràng và đau khi không đi tiểu. Ở giai đoạn nhiễm trùng, có thể dẫn tới sốt, đau ở lưng, hông, dưới sườn và nôn ói.
Viêm tiết niệu ở nữ nếu không được điều trị dứt điểm, có thể diễn biến nặng dẫn tới viêm đường tiết niệu trên (niệu quản, thận), nhiễm trùng huyết, áp xe quanh thận, làm suy giảm chức năng thận… Phụ nữ có thai bị viêm đường tiết niệu có thể gây đẻ non, sảy thai, nhiễm trùng sơ sinh…
Tìm hiểu thêm: Những dấu hiệu của sỏi bàng quang không nên bỏ qua
Nên uống nhiều nước để thải nhanh các chất độc ra khỏi cơ thể
Do đó, để tránh viêm tiết niệu, phụ nữ cần chăm sóc bộ phận sinh dục và lỗ niệu đạo thật tốt, uống đủ từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày giúp thải nhanh các chất độc ra khỏi cơ thể và hạn chế tối đa các đồ uống có cồn và cafein.
Nhịn tiểu khiến cho vi khuẩn có hại có thời gian và cơ hội gây bệnh hơn, do đó, phụ nữ, đặc biệt là người trẻ tuổi nên có thói quen tiểu tiện và vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi sinh hoạt tình dục để loại bỏ nhanh các vi khuẩn gây bệnh.
Không nên sinh hoạt tình dục khi đang bị viêm tiết niệu bởi nó có thể làm bệnh nặng hơn.
Các chị em chỉ nên dùng xà phòng, nước vệ sinh… để rửa bên ngoài bộ phận sinh dục, tuyệt đối không thụt rửa bên trong, vì sẽ làm nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.
Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt nên chú ý thay băng vệ sinh thường xuyên, nên dùng quần lót hoặc băng vệ sinh có độ thấm hút nhanh, khô thoáng để vi khuẩn không có môi trường phát triển.
Nếu dùng màng tránh thai không đúng cách dẫn đến chèn ép lên niệu đạo cũng dễ bị viêm tiết niệu, do đó, phụ nữ có nguy cơ phải đối mặt với căn bệnh này nên chọn phương pháp tránh thai khác phù hợp hơn.
>>>>>Xem thêm: Cắt polyp hậu môn khi nào cần thực hiện là tốt nhất?
Nếu các chị em có dấu hiệu nghi ngờ bị viêm tiết niệu, nên nhanh chóng đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời
Viêm tiết niệu ở nữ là một bệnh thường gặp chủ yếu do môi trường sống, vệ sinh không đúng cách tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và tấn công vào đường niệu gây bệnh. Để phòng ngừa bệnh này, phụ nữ chỉ cần chú ý chăm sóc vùng kín và lỗ niệu đạo hợp vệ sinh, tăng cường uống nước và ăn nhiều các loại hoa quả giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi…
Bệnh cần được phát hiện và chữa trị sớm để ngăn nguy cơ biến chứng lên thận, làm ảnh hưởng đến chất lượng sống cũng như quá trình sinh sản của phụ nữ về sau. Do đó, nếu các chị em có dấu hiệu nghi ngờ bị viêm tiết niệu, nên nhanh chóng đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.