Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp do tác nhân chính virus gây ra. Đây có thể nói là một dạng bệnh hiếm gặp nên có nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về bệnh cũng như cách điều trị bệnh như thế nào. Để có thể hình dung chi tiết về viêm tiểu phế quản dạng bội nhiễm, cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Viêm tiểu phế quản bội nhiễm và những điều cần biết
1. Tìm hiểu về viêm tiểu phế quản dạng bội nhiễm
Bội nhiễm có thể hiểu là tình trạng xuất hiện nhiễm trùng mới, hay nói cách khác, trước đó người bệnh đã bị nhiễm trùng bởi một loại vi khuẩn hay virus và hiện tại lại bị thêm loại nhiễm trùng khác tại đúng vị trí đó.
Bệnh thường xảy ra ở đối tượng chủ yếu là trẻ em, đặc biệt là nhóm trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Qua kết quả các xét nghiệm nghiên cứu, tác nhân chính của bệnh được xác định là do virus hợp bào hô hấp RSV. Ngoài ra, một vài trường hợp trẻ mắc bệnh có thể do nhiễm trùng thông thường từ khí hậu, môi trường hình thành nên virus cúm hoặc cảm lạnh. Bên cạnh đó, nếu như quá trình chăm sóc và điều trị bệnh không dứt điểm cũng sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn như: Liên cầu, khuẩn phế cầu, Moraxelle Catarrhalis, Haemophilus Influenzae) vốn tồn tại ở trong mũi họng có cơ hội tấn công tiểu phế quản khiến cho tình trạng bội nhiễm nghiêm trọng hơn.
Viêm tiểu phế quản bội nhiễm thường xảy ra ở trẻ em, đặc biệt là nhóm trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi
2. Một số triệu chứng điển hình của viêm tiểu phế quản bội nhiễm
Trước khi tìm hiểu về cách điều trị dứt điểm, mẹ cần nắm rõ một số triệu chứng điển hình của bệnh. Cụ thể, một số triệu chứng của bệnh ở trẻ em thường gặp đó là:
– Mũi bị tắc, nghẹt mũi
– Ho, sổ mũi, đau rát ở cổ họng
– Khó thở hoặc thở khò khè
– Đôi khi sốt nhẹ
– Viêm tai hoặc viêm tai giữa
Nghiêm trọng hơn, nếu như ở trẻ xuất hiện những biểu hiện dưới đây thì cần được đưa đi khám ngay lập tức:
– Thở khò khè nặng
– Nôn ói liên tục
– Thở nhanh, thở gấp, thường là 60 lần/ phút
– Biểu hiện mệt mỏi, để ý khi thở ngực hơi lõm
– Da tái nhợt
– Gặp khó khăn khi uống nước
Đặc biệt, nếu như ở trẻ xuất hiện triệu chứng nguy hiểm như lên cơn co giật thì cần được cấp cứu để tránh những hậu quả nghiêm trọng xảy ra.
Tìm hiểu thêm: Tổng quan bệnh viêm phế quản dạng hen ở trẻ em
Khi trẻ sốt nhẹ kèm theo hiện tượng khó thở hoặc thở khò khè, phụ huynh nên chú ý bởi đây có thể là biểu hiện của bệnh viêm tiểu phế quản dạng bội nhiễm
3. Các biến chứng có thể xảy ra
Với thắc mắc được nhiều mẹ quan tâm, bệnh có nguy hiểm hay không, các bác sĩ giải đáp rằng, bất cứ bệnh lý nào khi xảy ra tình trạng bội nhiễm đều vô cùng nguy hiểm. Nếu như không được điều trị kịp thời hoặc đúng cách, bệnh có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.
3.1. Biến chứng trong giai đoạn đầu
– Ngừng hô hấp
Đây là triệu chứng thường gặp nhất, đặc biệt là đối với bị trẻ sinh non. Biến chứng này thường nhẹ và cũng chỉ thường diễn ra trong thời gian ngắn nên khó có thể phát hiện.
– Phổi bị xẹp
Hầu hết trẻ mắc bệnh thường có biến chứng xẹp phổi, hiện tượng này chủ yếu xảy ra ở nhóm trẻ dưới 3 tháng tuổi.
– Mất nước
Hiện tượng này thường xảy ra ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên nếu để lâu không được can thiệp điều trị, trẻ có thể đối mặt với biến chứng bị rối loạn tuần hoàn.
– Co giật
Những cơn co giật xuất hiện do trẻ thiếu oxy hoặc mắc một bệnh lý do virus hợp bào xâm nhập vào bên trong não.
– Tử vong
Hiện tượng tử vong chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 12 tháng tuổi. Ở độ tuổi lớn hơn, tỷ lệ này giảm dần tuy nhiên vẫn xuất hiện tình trạng chức năng tim phổi bị suy giảm, nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
3.2. Biến chứng về sau
Về lâu dài, bệnh có thể nói là ít để lại di chứng để lại. Tuy nhiên, vẫn tồn tại không ít trường hợp trẻ xuất hiện hiện tượng khò khè tái phái đến năm 5 tuổi hoặc trên 5 tuổi. Bên cạnh đó, trẻ bị viêm phế quản dạng bội nhiễm cũng có thể dẫn tới tình trạng hen phế quản sau này.
4. Phương pháp điều trị như thế nào?
Như đã đề cập đến ở trên, đây có thể nói là một thể bệnh nặng của viêm tiểu phế quản. Chính vì vậy, để được điều trị bệnh dứt điểm, tốt hơn hết cha mẹ nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.
Hiện nay, phương pháp điều trị bệnh chủ yếu là sử dụng thuốc kháng sinh, ngoài ra, tùy thuộc vào từng tình trạng cụ thể mà bác sĩ có thể kê đơn thêm một số loại thuốc như Thuốc ephalosporin thế hệ thứ ba, flouquinolin hoặc những loại thuốc long đờm…
Tuy nhiên cha mẹ cần lưu ý, chỉ cho trẻ sử dụng kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ đồng thời cần tuân thủ tuyệt đối theo liều lượng, thời gian sử dụng được đưa ra. Ngoài ra, các loại vi khuẩn bội nhiễm gây viêm tiểu phế có khả năng kháng thuốc rất cao, chính vì vậy cha mẹ không tự ý mua kháng sinh hoặc các loại thuốc khác cho con sử dụng.
Để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất, bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh, cha mẹ cũng có thể áp dụng một số cách khắc phục đơn giản tại nhà như:
– Đặt máy làm ẩm trong phòng ngủ
– Việc bố trí máy làm ẩm không khí trong phòng ngủ có tác dụng làm khô da cũng như giảm sự tích tụ đờm nhiều.
– Vệ sinh sạch sẽ
Bên cạnh đó, nhằm tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập, phụ huynh cần chú ý giữ gìn vệ sinh cho bé như súc miệng bằng nước muối mỗi ngày hoặc rửa mặt bằng nước ấm. Ngoài ra thì phụ huynh cần sử dụng nước muối sinh lý Natriclorid 0,9% để nhỏ mắt và mũi cho bé hàng ngày.
– Xây dựng chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý cho trẻ
– Tránh cho trẻ tiếp xúc với các chất độc hại như: Khói thuốc lá, bụi bẩn, ẩm mốc hay các tác nhân gây dị ứng như: Phấn hoa, lông động vật…
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn xử lý sốt cao co giật ở trẻ
Giữ gìn vệ sinh cho trẻ là một trong những biện pháp khắc phục viêm tiểu phế quản bội nhiễm mà phụ huynh nên lưu ý thực hiện
Có thể nói, viêm tiểu phế quản dạng bội nhiễm là con đường ngắn nhất dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, co giật hay xẹp phổi. Đặc biệt, ở nhóm đối tượng trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ vốn có hệ miễn dịch kém thì khả năng mắc bệnh là vô cùng cao. Chính vì thế, để tránh xảy ra tình trạng bội nhiễm dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, trẻ cần được thăm khám và điều trị sớm ngay từ khi xuất hiện những biểu hiện viêm tiểu phế quản.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.