Viêm tiểu phế quản ở trẻ 6 tháng tuổi là một bệnh nhiễm trùng phổi, hay xảy ra vào mùa lạnh. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, đúng cách, trẻ nhỏ có thể gặp phải các biến chứng gây hại cho sức khỏe, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Bạn đang đọc: Viêm tiểu phế quản ở trẻ 6 tháng tuổi: 5 điều cần biết
1. Vì sao các bé 6 tháng tuổi hay mắc viêm tiểu phế quản?
Tiểu phế quản chính là bộ phận các ống dẫn khí nhỏ bên trong cơ quan phổi. Bộ phận này có vai trò kiểm soát các luồng khí lưu thông ở trong phổi của người.
Viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ là bệnh do virus gây nên. Khi virus tiếp xúc được với cơ thể bé, chúng sẽ tấn công bộ phận tiểu phế quản, gây viêm, sưng và chặn đi sự lưu thông không khí. Chính điều này gây ra triệu chứng mệt mỏi, khó thở ở các bé mắc viêm tiểu phế quản.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi có sức đề kháng yếu nên dễ bị virus tấn công gây viêm tiểu phế quản
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi là đối tượng mắc viêm tiểu phế quản phổ biến hơn cả. Hầu hết trường hợp trẻ mắc viêm tiểu sẽ quản sẽ bị ốm từ 7-10 ngày. Đây cũng là khoảng thời gian virus trong cơ thể trẻ hoạt động mạnh nhất và dễ lây truyền bệnh cho những người xung quanh. Do đó, trẻ mắc viêm tiểu phế quản nên được xác định bệnh sớm, hỗ trợ điều trị kịp thời, cách ly đúng cách để chóng khỏi bệnh và hạn chế lây bệnh.
2. Nguyên nhân gây bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ 6 tháng tuổi
Tác nhân gây bệnh viêm tiểu phế quản ở đối tượng trẻ nhỏ chính là do virus. Trong đó, 3 virus gây bệnh viêm tiểu phế quản phổ biến nhất phải kể đến là virus hợp bào hô hấp (RSV), virus Adeno và virus cúm.
RSV thường tấn công và lây bệnh viêm tiểu phế quản ở các bé dưới 2 tuổi. Virus này sinh sôi và phát triển mạnh hơn vào mùa đông. Trẻ mắc viêm tiểu phế quản do RSV nếu không được điều trị dứt điểm thì rất dễ tái lại ngay sau đó. Thời gian tái lại càng gần thì nguy cơ bệnh nặng hay biến chứng càng cao. Các bé mắc viêm tiểu phế quản vì nhiễm RSV thường có biểu hiện tiểu phế quản bị viêm, bị tích tụ nhiều chất nhầy và sưng lên ở đường thở.
Virus Adeno thường tấn công và gây viêm tiểu phế quản ở đối tượng trẻ sơ sinh nhiều hơn, chiếm tới 10% tổng số ca mắc viêm tiểu phế quản. Virus này gây bệnh bằng cách tấn công vào màng nhầy trong mũi và họng của bé.
Virus cúm cũng là loại gây bệnh viêm tiểu phế quản phổ biến ở đối tượng trẻ sơ sinh. Lý do là bởi nhóm đối tượng này có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, rất dễ bị virus cúm tấn công.
Tìm hiểu thêm: Bệnh táo bón ở trẻ em: Nguyên nhân và xử trí
RSV là virus phổ biến gây viêm tiểu phế quản ở trẻ
Ngoài 3 virus trên, trẻ sơ sinh và các bé dưới 6 tháng còn có thể mắc viêm tiểu phế quản vì sinh non, không được bú mẹ ngay sau sinh, trẻ gặp các vấn đề về tim và phổi bẩm sinh, trẻ có hệ thống miễn dịch bị suy giảm… Tuy nhiên, dù mắc bệnh bởi nguyên nhân nào thì bệnh viêm tiểu phế quản ở các bé 6 tháng tuổi rất cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt.
3. Các triệu chứng viêm thường gặp khi bé mắc viêm tiểu phế quản
Khi mắc viêm tiểu phế quản, trẻ 6 tháng tuổi thường xuất hiện các biểu hiện ban đầu là sổ mũi, nghẹt mũi, ho nhẹ và có thể sốt nhẹ. Khoảng từ 1 – 2 ngày sau, các triệu chứng viêm tiểu phế quản ban đầu của bé dần tăng nặng và nhiều hơn:
– Bé ho nhiều hơn, một số trường hợp trẻ bị ho dữ dội kèm theo nôn mửa khi ho;
– Bé mệt mỏi, hơi thở khò khè;
– Bé có thể xuất hiện biểu hiện hút vào rõ ràng ở cổ và ngực mỗi khi hít thở;
– Bé có biểu hiện thở nhanh hơn bình thường.
– Một số trường hợp trẻ viêm tiểu phế quản còn tiêu chảy.
Các biểu hiện ban đầu trên chính là dấu hiệu nhận biết để bố mẹ có thể phát hiện sớm bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ. Do đó, khi nhà có trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ khoảng 6 tháng tuổi, bố mẹ nên để ý quan sát con nhiều hơn. Trường hợp phát hiện thấy bé xuất hiện các biểu hiện nghi mắc viêm tiểu phế quản, cách tốt nhất là bố mẹ nên cho bé đi khám ngay. Mục đích để bé được bác sĩ xác định bệnh, hỗ trợ điều trị kịp thời, đúng cách, ngăn ngừa tối đa nguy cơ bệnh trở nặng hay biến chứng nguy hiểm.
Lưu ý rằng, trường hợp trẻ có biểu hiện: khó thở, môi và đầu ngón tay có màu tái xanh, tiêu chảy kéo dài quá 3 ngày kèm theo các biểu hiện mất nước nghiêm trọng… bố cần cho bé nhập viện gấp. Đây đều là những biểu hiện bệnh viêm tiểu phế quản ở mức nặng, tiềm ẩn nguy cơ biến chứng cao, trẻ cần nhập viện gấp để được cấp cứu hoặc hỗ trợ điều trị kịp thời.
4. Cách điều trị viêm tiểu phế quản cho bé an toàn, hiệu quả
Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ 6 tháng hiện chưa có thuốc đặc trị. Phác đồ điều trị an toàn, hiệu quả là hướng đến làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh mà bé đang gặp phải. Các biện pháp và thuốc điều trị triệu chứng bé dùng cần phù hợp với độ tuổi, tình trạng bệnh cũng như đặc điểm sức khỏe của riêng bé. Do đó, để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả điều trị cao, bé mắc viêm tiểu phế quản cần đi khám bác sĩ và điều trị theo phác đồ mà bác sĩ chỉ định.
>>>>>Xem thêm: Trẻ bị bệnh thủy đậu nên ăn gì và không nên ăn gì
Trẻ viêm tiểu phế quản cần được đi khám bác sĩ để có phác đồ điều trị tốt nhất
Theo khuyến cáo của Cơ quan Quản lý về thuốc và sản phẩm chăm sóc sức khỏe Anh (MHRA), mọi trẻ dưới 6 tuổi đều không dùng thuốc không kê đơn (OTC). Hơn thế, nếu mua thuốc điều trị viêm tiểu phế quản nhưng không đúng với nguyên nhân gây bệnh, thì bệnh của trẻ sẽ không khỏi, bị kéo dài và dễ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Do đó, các bố mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị viêm tiểu phế quản cho con.
5. Hãy luôn chủ động phòng tránh bệnh viêm tiểu phế quản cho bé
Dù đã được điều trị khỏi dứt điểm nhưng trong 1 năm sau đó, bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ có nguy cơ tái lại tới 75%. Vì thế, bố mẹ cần chủ động phòng tránh bệnh cho con bằng cách:
– Xây dựng cho bé thói quen rửa tay với xà phòng diệt khuẩn trước và sau khi ăn hay chơi;
– Tiêm Palivizumab để ngừa sự tấn công của RSV và tiêm vắc xin ngừa cúm hàng năm;
– Đảm bảo cho trẻ có một chế độ ăn uống khoa học, cân bằng dinh dưỡng;
– Duy trì cho trẻ một chế độ vận động phù hợp để bé có một sức khỏe tốt chống lại vi khuẩn gây bệnh;
– Luôn đảm bảo vệ sinh không gian sống sạch sẽ;
– Đảm bảo giữ ấm cho bé vào mùa thu đông, vì trẻ bị nhiễm lạnh cũng làm tăng nguy cơ ốm hay mắc viêm tiểu phế quản.
Trên đây, bài viết đã cung cấp tới bố mẹ 5 điều quan trọng cần thiết về bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ 6 tháng tuổi. Hi vọng bài viết đã cung cấp tới Quý phụ huynh nhiều thông tin hữu ích.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.