Viêm tiểu phế quản ở trẻ: Cảnh giác biến chứng xẹp phổi

Viêm tiểu phế quản thường là do virus gây ra. Người trưởng thành và trẻ lớn cũng có thể bị viêm tiểu phế quản nhưng biểu hiện thường nhẹ, không nguy hiểm. Tuy nhiên, viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ thì khác. Ở trẻ nhỏ, bệnh có thể tiến triển đến nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. 

Bạn đang đọc: Viêm tiểu phế quản ở trẻ: Cảnh giác biến chứng xẹp phổi

1. Khái niệm

Nối khí quản và phổi là một ống khí lớn, gọi là phế quản. Đầu phế quản phía phổi không thẳng, mà phân nhánh thành nhiều ống khí nhỏ, gọi là tiểu phế quản. Theo đó, viêm tiểu phế quản là bệnh lý nhiễm trùng tiểu phế quản. Khi nhiễm trùng, tiểu phế quản của trẻ sưng, phù nề, tiết nhiều dịch, làm đường thở của trẻ chít hẹp, thậm chí là tắc nghẽn.

Nhiệt độ thấp là điều kiện phát triển lý tưởng của virus gây viêm tiểu phế quản. Chính vì vậy, các ca viêm tiểu phế quản thường được ghi nhận vào mùa đông và đầu mùa xuân (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, cao điểm là tháng 1, tháng 2).

2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

2.1. Nguyên nhân viêm tiểu phế quản ở trẻ

Các chủng virus đường hô hấp là nguyên nhân chính gây viêm tiểu phế quản. Cụ thể, chúng có thể là: Virus hợp bào hô hấp (RSV – Virus Respiratoire Syncytial), virus Cúm, Rhinovirus, Adenovirus, virus Parainfluenza, siêu vi trùng ở người và vi khuẩn (rất hiếm gặp).

Viêm tiểu phế quản ở trẻ: Cảnh giác biến chứng xẹp phổi

Khoảng 30 – 50% số ca viêm tiểu phế quản là do RSV gây ra

Trong đó, virus hợp bào hô hấp RSV gây ra khoảng 30 – 50% số ca viêm tiểu phế quản (RSV là chủng virus có khả năng lây lan vô cùng mạnh mẽ, nguy cơ viêm tiểu phế quản RSV phát triển thành dịch là cực kỳ cao. Trẻ trên 2 tuổi viêm tiểu phế quản do RSV có biểu hiện nhẹ hơn trẻ dưới 2 tuổi); virus Cúm gây ra khoảng 25% và Adenovirus gây ra khoảng 10%, số ca viêm tiểu phế quản còn lại do các virus còn lại gây ra.

2.2. Yếu tố nguy cơ viêm tiểu phế quản ở trẻ

Có một số trẻ có nguy cơ bị viêm tiểu phế quản cao hơn so với bình thường. Những trẻ đó là: Trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng; trẻ sinh trưởng trong vùng dịch; trẻ thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân tiêu cực từ môi trường như, bụi, khói thuốc lá,…; trẻ không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ; trẻ sinh non; trẻ đã đi học mẫu giáo; trẻ có tiền sử mắc các bệnh lý viêm đường hô hấp, như viêm mũi, viêm họng, viêm xoang,…; trẻ mắc các bệnh lý bẩm sinh như bệnh tim bẩm sinh, bệnh phổi bẩm sinh,…; trẻ miễn dịch kém hoặc suy giảm miễn dịch;…

3. Dấu hiệu nhận biết

Sự tồn tại của viêm tiểu phế quản có thể được nhận biết bởi các dấu hiệu sau: Ban đầu trẻ sốt, ho, chảy mũi. Sau đó, trẻ sốt cao kéo dài (trên 3 ngày); ho dữ dội, khi ho trẻ có thể nôn, trớ; khó thở, thở khò khè, thở nhanh, khi trẻ thở, cổ – ngực có dấu hiệu lõm rõ ràng; môi, đầu các chi trẻ xanh tím; tiêu chảy; khó khăn khi uống nước.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và cách điều trị khi trẻ bị viêm tai giữa

Viêm tiểu phế quản ở trẻ: Cảnh giác biến chứng xẹp phổi

Trẻ viêm tiểu phế quản có thể buồn nôn và nôn

4. Biến chứng

Viêm tiểu phế quản nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, có thể tiến triển đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng nguy hiểm phổ biến nhất của viêm tiểu phế quản chúng ta có thể kể đến ở đây là: Viêm tai giữa, suy hô hấp, viêm phổi (xảy ra khi trẻ viêm tiểu phế quản bị bội nhiễm), xẹp phổi. Mỗi biến chứng vừa kể của viêm tiểu phế quản, nếu không được kiểm soát nghiêm túc, đều có thể khiến trẻ tử vong.

Viêm tiểu phế quản ở trẻ nào cũng có thể biến chứng. Tuy nhiên, nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ sinh non – nhẹ cân, trẻ suy dinh dưỡng nặng, trẻ có sẵn bệnh tim, phổi, trẻ kém/suy giảm miễn dịch thì dễ bị biến chứng viêm tiểu phế quản hơn.

5. Chẩn đoán và điều trị

Không thể chủ quan với viêm tiểu phế quản. Khi có dấu hiệu bệnh, bố mẹ cho trẻ thăm khám với chuyên gia ngay, để trẻ được chẩn đoán và điều trị viêm tiểu phế quản hiệu quả.

5.1. Chẩn đoán

Để chẩn đoán viêm tiểu phế quản cho trẻ, đầu tiên chuyên gia sẽ thăm khám lâm sàng; tiếp theo, chuyên gia sẽ thăm khám cận lâm sàng. Trong đó, quan trọng hơn cả là thăm khám cận lâm sàng. Thăm khám cận lâm sàng viêm tiểu phế quản ở mọi trẻ, đều chủ yếu bao gồm: Chụp X-quang ngực thẳng, xét nghiệm máu, đo Oxy xung (hay đo SpO2), xét nghiệm siêu vi,…

Viêm tiểu phế quản ở trẻ: Cảnh giác biến chứng xẹp phổi

>>>>>Xem thêm: Những biến chứng của sốt cao co giật thường gặp ở trẻ

Bố mẹ cho trẻ thăm khám với chuyên gia ngay, khi có dấu hiệu viêm tiểu phế quản

5.2. Điều trị

Sau thăm khám, bố mẹ có thể chăm sóc trẻ tại nhà nếu viêm tiểu phế quản được chẩn đoán là nhẹ. Nếu viêm tiểu phế quản được chẩn đoán là nặng, trẻ phải nhập viện điều trị.

Tương tự các bệnh lý khác có nguyên nhân khởi phát là virus, thuốc điều trị đặc hiệu viêm tiểu phế quản duy nhất trẻ có là hệ miễn dịch của chính trẻ. Bởi vậy, dù nhẹ hay nặng, để hỗ trợ điều trị viêm tiểu phế quản, trẻ cũng chỉ có thể sử dụng thuốc kiểm soát triệu chứng. Thuốc kiểm soát triệu chứng viêm tiểu phế quản trẻ sử dụng ở đây, cụ thể có thể là thuốc hạ sốt, thuốc giãn phế quản, thuốc long đờm,… (kháng sinh không có tác dụng với viêm tiểu phế quản, trừ trường hợp trẻ viêm tiểu phế quản bị bội nhiễm).

Lưu ý, trường hợp bố mẹ chăm sóc trẻ viêm tiểu phế quản tại nhà, nếu dấu hiệu viêm tiểu phế quản không thuyên giảm hoặc có xu hướng phát triển tiêu cực, bố mẹ phải cho trẻ tái khám lập tức, bởi viêm tiểu phế quản có khả năng đang biến chứng.

Phía trên là toàn bộ thông tin cơ bản nhưng hữu ích về viêm tiểu phế quản mà bố mẹ nhất định phải biết. Nếu còn băn khoăn cần giải đáp chi tiết một cách nhanh chóng, liên hệ Thu Cúc TCI ngay, bố mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *