Viêm tiểu phế quản ở trẻ em là một bệnh lý do virus gây nên. Trẻ mắc viêm tiểu phế quản cần được xác định tình trạng bệnh và điều trị càng sớm càng tốt. Lý do là bởi khi virus gây bệnh tấn công cơ thể trẻ sẽ gây viêm và làm tắc nghẽn các tiểu phế quản. Ở trường hợp nặng, trẻ có thể bị khó thở nhiều hoặc ngưng thở trong thời gian ngắn. Điều này rất nguy hiểm, thậm chí có thể khiến trẻ bị tử vong.
Bạn đang đọc: Viêm tiểu phế quản ở trẻ em: Cách điều trị an toàn, hiệu quả
1. Bệnh viêm tiểu phế quản xảy ra phổ biến hơn ở trẻ dưới 2 tuổi
Bệnh viêm tiểu phế quản xảy ra phổ biến hơn ở trẻ dưới 2 tuổi
Viêm tiểu phế quản ở trẻ em là một bệnh lý viêm cấp tính các phế quản có kích thước nhỏ với đường kính chỉ dưới 2 mm (còn được gọi là các tiểu phế quản). Nguyên nhân gây bệnh là bởi virus, trong đó virus hợp đơn bào hô hấp (RSV), virus Adeno và virus cúm là những tác nhân gây bệnh thường gặp nhất.
Bệnh viêm tiểu phế quản có thể xảy ra ở cả trẻ nhỏ lẫn người lớn. Tuy nhiên, bệnh phổ biến hơn ở đối tượng trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt là các bé từ 3 – 6 tháng tuổi.
2. Cách xác định trẻ đã mắc bệnh viêm tiểu phế quản
Hầu hết trẻ mắc viêm tiểu phế quản đều xuất hiện các biểu hiện ban đầu như hắt hơi, sổ mũi, ho, khò khè. Đây đều không phải những dấu hiệu trưng của bệnh. Bố mẹ rất khó để xác định con đã mắc bệnh chỉ qua quan sát thông thường. Trong khi đó, nếu tiếp tục theo dõi đợi biểu hiện rõ hơn thì bệnh của trẻ đã chuyển sang mức độ vừa hoặc nặng, buộc phải nhập viện điều trị.
Vậy nên, trẻ mắc viêm tiểu phế quản cần được phát hiện bệnh càng sớm càng tốt. Và cách tốt nhất để xác định bệnh cho bé là đi khám bác sĩ.
Tìm hiểu thêm: Dính dây thắng lưỡi và hệ lụy không thể chủ quan
Bé viêm tiểu phế quản cần được đi khám càng sớm càng tốt
Tại bệnh viện, trẻ sẽ được chẩn đoán bệnh bằng cách:
– Khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng trẻ gặp phải trong thời gian gần đây, đồng thời tiến hành kiểm tra, khám sơ bộ: khám họng, nghe tim, phổi…
– Khám cận lâm sàng. Trẻ sẽ được đưa đi tiến hành các xét nghiệm cần thiết như: xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, CRP, chụp x-quang tim phổi thẳng, xét nghiệm các tác nhân gây bệnh…
Thực tế, những trẻ mới chớm mắc viêm tiểu phế quản ở mức độ nhẹ khi tiến hành xét nghiệm cũng khó có thể kết luận chắc chắn bé có mắc viêm tiểu hay không. Song qua thăm khám kiểm tra, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh và chỉ định phác đồ điều trị phù hợp cho bé. Cách này sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ bệnh tiến triển nặng, việc điều trị bệnh của trẻ cũng nhanh và dễ dàng hơn.
3. Cách điều trị bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em
Hiện nay, bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em chưa có thuốc đặc trị. Vậy nên, nguyên tắc điều trị cho trẻ mắc viêm tiểu phế quản sẽ gồm: điều trị triệu chứng, bù nước, điện giải và chất dinh dưỡng bé bị hụt trong thời gian mắc bệnh, đảm bảo đủ oxy cho bé.
3.1. Điều trị tại nhà cho trẻ mắc viêm tiểu phế quản
Điều trị tại nhà chỉ áp dụng cho trẻ mắc viêm tiểu phế quản thể nhẹ. Một số trẻ sau khi khám bác sĩ kết luận nghi mắc viêm tiểu phế quản cần uống thuốc và theo dõi thêm cũng có thể được điều trị tại nhà.
>>>>>Xem thêm: Tiêu chảy cấp ở trẻ em: Nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả
Trẻ viêm tiểu phế quản thể trung bình trở lại phải được điều trị tại viện
Với trường hợp bé mắc viêm tiểu phế quản, cách điều trị thường áp dụng như sau:
– Bù nước và các chất điện giải bé bị hao hụt trong thời gian mắc bệnh. Bé cần được uống nhiều nước hoặc uống Oresol nếu cần. Với các bé đang bú mẹ thì mẹ nên cho con bú nhiều hơn bằng cách tăng cữ bú mỗi ngày;
– Hãy luôn đảm bảo vệ sinh mũi họng cho bé hàng ngày với nước muối sinh lý;
– Hạ sốt cho bé bằng cách chườm khăn ấm lau các vùng như trán, bẹn, nách… Trường hợp bé sốt cao bố mẹ hãy hỏi bác sĩ về thuốc hạ sốt con có thể uống. Hoặc cho trẻ nhập viện ngay nếu được bác sĩ yêu cầu;
– Tuân thủ cho bé tái khám đúng chỉ định của bác sĩ (thường sau lần khám trước 2 ngày).
3.2. Điều trị tại viện
Trẻ mắc viêm phế quản được chẩn đoán ở mức độ trung bình và nặng sẽ phải nhập viện điều trị để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, các trẻ thuộc trường hợp sau cũng cần nhập viện điều trị khi mắc viêm tiểu phế quản:
– Các bé dưới 3 tháng tuổi;
– Các bé có yếu tố nguy cơ bị viêm tiểu phế quản: bé đẻ non, bé mắc tim bẩm sinh, bị phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch hoặc suy dinh dưỡng nặng;
– Các bé xuất hiện những dấu hiệu nguy hiểm như: da có biểu hiện tím tái, bé trên 2 tháng không bú được, bé dưới 2 tháng bú kém, bé xuất hiện triệu chứng co giật hay ngủ li bì, khó đánh thức;
– Các bé có dấu hiệu mất nước liên tục.
3.2.1. Điều trị tại viện cho trẻ viêm tiểu phế quản thể trung bình
Các bé viêm phế quản ở thể trung bình sẽ được điều trị tại viện theo phác đồ sau:
– Cho thở oxy duy trì SpO2 >92% nếu bé có biểu hiện gắng sức thở, bão hòa oxy giảm mỗi khi bú hay bão hòa oxy dưới mức 90 – 92%;
– Chỉ định nuôi ăn qua sonde dạ dày khi bé có các biểu hiện gồm: thở nhanh > 70 – 80 lần/phút, nôn liên tục nếu ăn bằng đường miệng, khi ăn hay bú chỉ số SpO2
– Đảm bảo vệ sinh mũi họng cho bé hàng ngày với nước muối sinh lý;
– Truyền dịch cho trẻ nếu cơ thể bé có biểu hiện mất nước;
– Cho bé dùng khí dung Ventolin (Salbutamol) nếu cần
– Cho trẻ dùng nước muối ưu trương 3% nếu có biểu hiện khò khè không đáp ứng với thuốc giãn phế quản.
3.2.2. Điều trị tại viện cho trẻ viêm tiểu phế quản thể nặng
Ở thể nặng, trẻ viêm phế quản sẽ được điều trị theo phác đồ sau:
– Cho bé thở oxy;
– Tiến hành truyền dịch nếu bé có dấu hiệu mất nước;
– Sử dụng khí dung nếu cần;
– Dùng kháng sinh nếu bé có biểu hiện bội nhiễm;
– Điều chỉnh thăng bằng toan kiềm cho bé. Trường hợp chỉ số SpO2 70 mm Hg, bé sẽ được cân cho nhắc đặt nội khí quản và dùng thở máy.
3.2.1. Điều trị tại viện cho bé viêm tiểu phế quản thể rất nặng
Trường hợp bé mắc viêm tiểu phế quản thể rất nặng sẽ được chuyển sang điều trị tích cực cũng tại bệnh viện. Bé sẽ được theo dõi chặt chẽ mạch, nhịp thở, độ bão hòa oxy và kiểm tra liên tục các chỉ số cần thiết khác.
Tại viện, phác đồ điều trị bệnh cho trẻ mắc viêm tiểu phế quản có thể sẽ được điều chỉnh để phù hợp với thể trạng và tình trạng bệnh của từng trẻ. Việc các bố mẹ cần làm là ở bên, theo dõi sát sao các biểu hiện của con và đảm bảo cho con tuân thủ đúng phác đồ điều trị bác sĩ đã chỉ định. Mục đích nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ viêm tiểu phế quản và đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.
Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em có đặc trưng là có thể khiến bé khó thở, thậm chí là ngừng thở trong thời gian ngắn nên rất nguy hiểm. Vậy nên nếu nhà có trẻ nghi mắc viêm tiểu phế quản bố mẹ đừng chủ quan, hãy cho bé tới Thu Cúc TCI cơ sở gần nhất khám càng sớm càng tốt nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.