Viêm trực tràng là bệnh lý phổ biến ở Việt Nam. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt có thể gây ung thư trực tràng.
Bạn đang đọc: Viêm trực tràng có nguy hiểm không? Cách điều trị bệnh
1. Hiểu về bệnh viêm trực tràng
Trực tràng là một đoạn ruột thẳng dài từ 11 – 15 cm nằm ở cuối đại tràng và nối với ống hậu môn. Dựa trên cấu tạo khung xương, trực tràng nằm ở phía trước xương cùng.
Viêm trực tràng là bệnh lý phổ biến. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai không kể tuổi tác, giới tính. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa và gây nhiều phiền toái, khó chịu cho người bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh có thể diễn tiến nặng, thậm chí gây ung thư hóa.
Trực tràng là cơ quan quan trọng, có nhiệm vụ giữ chất thải và tham gia vào quá trình đào thải chất thải ra khỏi cơ thể.
Viêm trực tràng thường chia làm 2 giai đoạn gồm cấp tĩnh và mãn tính:
– Viêm trực tràng cấp tính: Mới chỉ xuất hiện tổn thương ở lớp niêm mạc phía trên cùng. Các ổ viêm loét chưa xâm nhập vào thành ruột.
– Viêm trực tràng mãn tính: Các tổn thương đã lấn sâu vào các lớp biểu mô và lan lên phía niêm mạc đại tràng.
2. Điểm mặt 6 nguyên nhân gây viêm trực tràng?
Viêm trực tràng là bệnh lý phổ biến do xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, có thể kể đến 6 nguyên nhân mà nhiều người dễ mắc phải dưới đây:
– Chế độ ăn uống không lành mạnh: Thói quen ăn quá nhiều thực phẩm quá nhiều đạm và chất béo dễ làm tăng tiết dịch mật, tạo môi trường cho vi khuẩn đường ruột gây tổn thương trực tràng.
– Nhiễm trùng: Vi khuẩn lậu, vi khuẩn Herper sinh dục, các nhiễm khuẩn salmonella, campylobacter hay ngộ độc thực phẩm cũng là nguyên nhân gây viêm trực tràng mà ít người chú ý.
– Bệnh tiêu hóa: Thống kê có tới 30% những người mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng bị bệnh viêm trực tràng.
Hình ảnh nội soi đại tràng của bệnh nhân nhiễm crohn
– Lạm dụng thuốc kháng sinh, các loại thuốc giảm đau, thuốc điều trị nhiễm trùng: Các loại thuốc này khi được dùng trong thời gian dài có thể tiêu diệt lợi khuẩn đường ruột, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Lúc này vi khuẩn có hại Clostridium được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển gây bệnh viêm trực tràng.
– Quan hệ tình dục không an toàn: Có vẻ bất ngờ với nhiều người, nhưng việc quan hệ tình dục không an toàn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và các mầm bệnh từ bên ngoài dễ xâm nhập vào ống trực tràng, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
– Xạ trị ung thư: Xạ trị ung thư ở các khu vực gần sát trực tràng như buồng trứng, tuyến tiền liệt có thể làm tăng nguy cơ bị viêm trực tràng.
3. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm trực tràng
Ở giai đoạn khởi phát, người bệnh thường không có biểu hiện triệu chứng rõ nét, dễ gây nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa khác. Tuy nhiên, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu dưới đây, hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa vì bạn có thể đã bị viêm trực tràng mức độ vừa đến nặng.
3.1 Khó tiêu là triệu chứng thường gặp do viêm trực tràng
Đây là triệu chứng xuất hiện ở nhiều bệnh lý tiêu hóa khác, do đó người bệnh cần đặc biệt chú ý và không được chủ quan. Tình tràng khó tiêu có thể đi kèm với các triệu chứng như có đờm, buồn nôn, đầy bụng, ăn kém.
Tìm hiểu thêm: Bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 2
Khó tiêu là triệu chứng của bệnh viêm trực tràng
3.2 Tiêu chảy
Là dấu hiệu đặc trưng của viêm trực tràng với tình trạng tiêu chảy từ 2 – 5 lần/ ngày. Thậm chí có thể lên đến 20 lần với bệnh nhân nặng. Phân đi ngoài thường rời rạc, lẫn nhiều nước. Ở một số bệnh nhân còn xuất hiện hiện tượng phân lẫn máu và có mủ.
3.3 Đau bụng
Đau bụng do viêm trực tràng thường tăng lên khi bị tiêu chảy và sẽ giảm bớt sau khi đi ngoài. Người viêm trực tràng thường cảm nhận các cơn đau dai dẳng, không cấp tính, dữ dội.
3.4 Đi ngoài có máu trong phân
Với bệnh nhân nhẹ, phân có thể có lớp màng máu. Trường hợp bệnh nặng hơn, phân sẽ có những vệt máu đậm. Thậm chí nhất thời bị chảy máu ồ ạt khi đi đại tiện.
3.5 Ngứa ngáy hoặc nóng rát hậu môn
Người bị viêm trực tràng còn có thể cảm thấy nóng rát và ngứa ngáy hậu môn. Tình trạng này khiến gây rất nhiều mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày.
4. Viêm trực tràng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm
Viêm trực tràng mức độ nhẹ vốn không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ để lại nhiều biến chứng khó lường..
4.1 Thiếu máu
Viêm trực tràng nặng thường khiến người bệnh chảy máu liên tục khi đi đại tiện. Nó không chỉ gây đau, khó chịu ngay thời điểm đi ngoài mà còn có thể khiến bệnh nhân bị thiếu máu nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài. Người bệnh thiếu máu dễ cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu…
4.2 Tạo ra vết loét rộng và rò rỉ đường ruột
Bệnh nhân viêm trực tràng mãn tính, tại các vị trí viêm dễ xuất hiện các vết loét lớn và sâu. Theo thời gian, các vết loét lan rộng qua thành ruột, tạo thành lỗ rò giữa ruột và da hoặc các cơ quan khác với ruột như bàng quang hay âm đạo.
>>>>>Xem thêm: Đầy bụng nên uống nước gì?
Rò rỉ đường ruột khiến thức ăn không được tiêu hóa, các chất thải độc hại và vi khuẩn thấm qua ruột, tràn vào dòng máu
4.3 Gây ung thư trực tràng
Biến chứng nguy hiểm nhất của viêm trực tràng là bệnh có thể gây ung thư hóa. Lúc này bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của người bệnh nên không thể coi thường.
5. Điều trị viêm trực tràng như thế nào?
Để tránh những biến chứng nghiêm trọng do viêm trực tràng gây nên, phát hiện và điều trị bệnh sớm là việc làm cần thiết ngay lúc này. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định 1 trong 2 hoặc kết hợp cả hai phương pháp điều trị viêm trực tràng là dùng thuốc và phẫu thuật.
5.1 Sử dụng thuốc để điều trị viêm trực tràng
Áp dụng cho các trường hợp bệnh mới khởi phát, giúp chữa bệnh và giảm nhanh các triệu chứng bệnh.
Trường hợp viêm trực tràng do nhiễm trùng Salmonella, người bệnh có thể không cần phải uống kháng sinh mà có thể bù nước và điện giải cũng như duy trì chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để cải thiện tình trạng bệnh.
Những trường hợp nhiễm khuẩn Shigella, người bệnh thường được chỉ định dùng một số loại thuốc như Ampicillin, Ciprofloxacin…
Trường hợp nguyên nhân là do quan hệ tình dục không an toàn, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng kháng sinh.
Vêm trực tràng do xạ trị, người bệnh không cần dùng thuốc. Nhưng, nếu bị chảy máu nhiều có thể dùng thuốc kháng viêm như Steroids. Một số trường hợp cần đến điều trị bằng laser để tiêu diệt các mô bệnh.
5.2 Phương pháp phẫu thuật
Người bệnh mắc viêm trực tràng mãn tính hoặc điều trị nội khoa (dùng thuốc) không đạt hiệu quả sẽ được chỉ định phẫu thuật để cát bỏ phần mô tổn thương. Không loại trừ cắt bỏ toàn bộ trực tràng với trường hợp đặc biệt nghiêm trọng.
Sau điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, người bệnh cần chú ý:
– Điều chỉnh lối sống trở nên lành mạnh để giúp quá trình hồi phục hậu phẫu diễn ra nhanh hơn.
– Bổ sung những thực phẩm nhiều chất xơ, thực phẩm chứa nhiều men vi sinh tốt cho đường ruột.
– Tránh xa đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ, cay nóng hoặc đồ uống chứa cồn, đồ được chế biến bằng mỡ động vật.
– Đặc biệt lưu ý vấn đề vệ sinh, ăn chín uống sôi, sử dụng thực phẩm rõ nguồn gốc.
– Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, căng thằng để cơ thể luôn khỏe khoắn và tinh thần sảng khoái.
– Tránh quan hệ tình dục bừa bãi, nên sử dụng bao cao su để ngăn ngừa lây nhiễm các bệnh qua đường sinh dục.
Viêm trực tràng là bệnh lý có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính. Người bệnh ở giai đoạn cấp tính có thể điều trị và cho kết quả khả quan chỉ sau vài tuần. Viêm trực tràng mạn tính cần được điều trị sớm và lâu hơn, kết hợp với thay đối lối sống.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.