Viêm túi mật bệnh học: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm túi mật là một bệnh lý tiêu hóa phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng đặc biệt nhất ở người trung và cao tuổi. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ phát triển thành các biến chứng như thủng túi mật, viêm phúc mạc mật, nhiễm khuẩn huyết,.. rất nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng người bệnh.

Bạn đang đọc: Viêm túi mật bệnh học: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

1. Viêm túi mật bệnh học

Túi mật là một cơ quan quan trọng thuộc hệ thống đường dẫn mật. Đây là một túi nhỏ hình quả lê, màu xanh, nằm ở mặt dưới của thùy gan phải, dài khoảng 8-10cm và rộng từ 3-4cm khi căng đầy. Túi mật là nơi dự trữ dịch mật từ do gan tiết ra và tống mật vào ruột để hòa tan chất béo trong thức ăn.

Viêm túi mật là hiện tượng nhiễm trùng túi mật. Tình trạng này có thể xảy ra một cách đột ngột (viêm túi mật cấp tính) hoặc tái phát lại nhiều lần (viêm túi mật mãn tính). Viêm túi mật khiến thành túi mật dày hơn bình thường, sự lưu thông máu và khả năng tống xuất mật vào ruột non gặp nhiều hạn chế, thậm chí bị gián đoạn.

Viêm túi mật nếu không điều trị có thể gây thủng túi mật và phát triển thành các biến chứng nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.

Viêm túi mật bệnh học: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm túi mật nếu không điều trị sẽ phát triển thành các biến chứng nguy hiểm

2. Nguyên nhân gây viêm túi mật?

Viêm túi mật có thể do các nguyên nhân sau:

– Sỏi mật: Khoảng 90-95% các trường hợp viêm túi mật là do sỏi mật. Sự di chuyển của sỏi có thể cọ xát làm tổn thương thành túi mật hoặc làm tắc nghẽn ống dẫn mật gây ứ đọng dịch mật. Các hoạt chất và vi khuẩn bị tích tụ trong dịch mật có thể khiến túi mật bị viêm, nhiễm trùng.

– Giun chui ống mật: Giun đi từ ruột chui qua cơ vòng Oddi vào trong đường ống dẫn mật chủ có thể gây tắc nghẽn đường mật và nhiễm trùng túi mật.

– Khối u: Sự hiện diện của khối u trong túi mật có thể chèn ép hệ thống đường dẫn mật, ngăn cản dòng chảy của dịch mật khiến dịch mật bị đọng lại gây viêm túi mật.

– Nhiễm trùng: nhiễm khuẩn hoặc nhiễm trùng đường mật có thể dẫn đến viêm túi mật.

– Tổn thương: phẫu thuật hoặc do các chấn thương vùng bụng nghiêm trọng có thể làm tổn thương túi mật gây viêm.

– Nguyên nhân khác: chế độ ăn nhiều chất béo, bệnh tiểu đường, bệnh béo phì, người giảm cân nhanh, phụ nữ mang thai, tác dụng phụ của một số thuốc đặc trị… có thể dễ bị tổn thương túi mật và tăng nguy cơ viêm túi mật.

3. Triệu chứng viêm túi mật bệnh học

Các triệu chứng của viêm túi mật là khác nhau tùy theo tình trạng bệnh cấp tính hoặc mãn tính.

Viêm túi mật cấp tính (xảy ra đột ngột):

– Đau hạ sườn phải: Người bệnh viêm túi mật cấp tính đau dữ dội ở vùng hạ sườn phải. Sau đó cơn đau xuyên qua lưng hoặc lên vùng vai phải. Mức độ đau tăng khi ăn hoặc uống do đường mật bị kích thích nhiều. Cơn đau dai dẳng và kéo dài từ 12-18 tiếng.

– Sốt cao 39-40°C, có thể kèm theo hiện tượng ớn lạnh, người vã mồ hôi.

– Vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng: triệu chứng này thường xuất hiện khi có tổn thương ống mật chủ phối hợp.

– Rối loạn tiêu hóa: đầy bụng, chán ăn, ăn không ngon miệng, buồn nôn hoặc nôn.

– Các triệu chứng khác: hạ huyết áp, thiểu niệu (chứng ít nước tiểu), rối loạn huyết học…

Các triệu chứng viêm túi mật cấp tăng dần theo cấp độ viêm. Mức độ viêm càng nặng, các biểu hiện bệnh càng rõ nét và trầm trọng.

Viêm túi mật mãn tính:

Các triệu chứng viêm túi mật mãn tính thường không đặc hiệu và tiến triển âm thầm theo thời gian. Trong phần lớn các trường hợp, các triệu chứng sẽ biểu hiện rõ nét hơn sau một bữa ăn nhiều chất béo:

– Đau quặn hoặc đau âm ỉ vùng bụng trên bên phải hoặc ngay giữa dạ dày.

– Cơn đau có thể lan ra sau lưng hoặc lên vùng vai phải.

– Thường xuyên bị đầy bụng, đầy hơi, chán ăn, buồn nôn.

– Người mệt mỏi, sắc mặt kém, rêu lưỡi trắng nhầy hoặc vàng nhày.

– Đi ngoài phân lỏng, sáng màu.

Tìm hiểu thêm: Sỏi bàng quang và những điều cần biết

Viêm túi mật bệnh học: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đau hạ sườn phải, rối loạn tiêu hóa, vàng da vàng mắt là những biểu hiện của viêm túi mật bệnh học.

4. Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm túi mật

Viêm túi mật nếu không được chẩn đoán và điều trị có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm:

– Viêm túi mật xơ teo: túi mật bị teo lại, làm giảm khả năng co bóp và tống đẩy dịch mật.

– Viêm túi mật hoại tử.

– Viêm mủ, áp xe đường dẫn mật.

– Ung thư túi mật.

– Thủng túi mật.

– Rò mật vào ống tiêu hóa.

– Viêm phúc mạc.

– Nhiễm khuẩn huyết, tụt huyết áp, trụy tim mạch.

– Tử vong.

Vì vậy, nếu có các dấu hiệu của viêm túi mật, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra tình trạng túi mật và điều trị kịp thời.

5. Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm túi mật

5.1. Các xét nghiệm chẩn đoán viêm túi mật bệnh học

Để chẩn đoán viêm túi mật, người bệnh có thể được chỉ định làm một số các xét nghiệm sau:

– Xét nghiệm máu: để xác định sự nhiễm trùng của túi mật, đồng thời đánh giá chức năng của gan, thận. Nhiễm trùng túi mật xảy ra nếu số lượng bạch cầu máu tăng cao.

– Siêu âm ổ bụng, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ: đánh giá tình trạng viêm túi mật, viêm ống mật, tình trạng tắc nghẽn dòng chảy dịch mật hoặc phát hiện sỏi túi mật.

– Chụp X – quang ngực bụng: đánh giá các rối loạn của gan, túi mật và ống mật.

5.2. Điều trị viêm túi mật bệnh học

Điều trị viêm túi mật tùy thuộc vào các yếu tố như thể trạng sức khỏe, nguyên nhân gây bệnh, biến chứng của bệnh… Các phương pháp điều trị viêm túi mật chủ yếu gồm điều trị nội khoa bằng thuốc và phẫu thuật.

Thuốc điều trị viêm túi mật:

Nếu viêm túi mật chưa xuất hiện biến chứng, chỉ định điều trị nội khoa là lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Một số loại thuốc người bệnh có thể được sử dụng là thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm và truyền dịch để cải thiện các triệu chứng. Khi bệnh được điều trị ổn định, người bệnh được xuất viện và theo dõi sức khỏe theo định kỳ.

Phẫu thuật viêm túi mật:

Nếu viêm túi mật xuất hiện biến chứng (viêm túi mật hoại tử, thấm mật phúc mạc, viêm phúc mạc mật,…) hoặc khi điều trị nội khoa thất bại, người bệnh được chỉ định phẫu thuật cắt túi mật. Cắt túi mật có thể thực hiện bằng phương pháp mổ mở hoặc mổ nội soi. Trong đó, phương pháp phẫu thuật cắt túi mật nội soi được thực hiện phổ biến hơn do vết mổ nhỏ, ít gây đau, ít chảy máu và thời gian hồi phục sức khỏe nhanh hơn. Phẫu thuật mổ mở thường được chỉ định không thể thực hiện bằng phương pháp mổ nội soi.

Khi túi mật bị cắt bỏ, người bệnh vẫn sống khỏe mạnh bình thường nhưng mật sẽ không được lưu trữ trong túi mật mà chảy trực tiếp từ gan vào ruột non. Trong thời gian đầu sau mổ, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng rối loạn tiêu hoá như buồn nôn, táo bón, tiêu chảy…

Viêm túi mật bệnh học: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Rối loạn tiêu hóa gây sốt một ngày đi đại tiện từ 2-3 lần

Chỉ định điều trị viêm túi mật phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau

6.  Chế độ ăn khoa học cho người viêm túi mật

Xây dựng chế độ ăn khoa học giúp người bệnh giảm các triệu chứng khó chịu và làm chậm quá trình tiến triển của viêm túi mật. Do đó, người bệnh cần:

– Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm như rau xanh, củ quả, trái cây tươi, các loại hạt, ngũ cốc, các loại thịt trắng (cá, thịt gia cầm bỏ da…) rất tốt cho sức khỏe túi mật.

– Sử dụng nguồn chất béo tốt từ thực vật như dầu oliu  dầu vừng, dầu hướng dương…

– Hạn chế ăn các thực phẩm cớ chứa nhiều chất béo bão hòa như mỡ và nội tạng động vật; thức ăn nhanh, đồ chiên rán có nhiều dầu mỡ; các loại thịt có màu đỏ (thịt lợn, thịt bò…) bởi chúng là tác nhân chính kích thích các vấn đề của túi mật.

Viêm túi mật có thể phát triển thành các biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh chủ quan không thăm khám và điều trị sớm. Vì vậy, hãy chủ động phòng ngừa viêm túi mật bằng cách thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Đồng thời đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín nếu phát hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *