Viêm túi mật: Định nghĩa, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh 

Viêm túi mật là một trong những tình trạng rất thường gặp trong các bệnh gan mật. Hầu hết trường hợp viêm ở túi mật là do sỏi, bên cạnh đó có thể do nhiễm khuẩn, các khối u, chấn thương,… Nắm được những thông tin quan trọng về bệnh điều này sẽ giúp bạn chủ động phòng ngừa, tìm ra phương pháp điều trị triệt để nhất, hạn chế rủi ro không mong muốn.

Bạn đang đọc: Viêm túi mật: Định nghĩa, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh 

1. Viêm túi mật là gì?

Túi mật là một cơ quan trong cơ thể nằm sát dưới gan, dưới bờ sườn phải, chiều dài khoảng 80-100mm, chiều ngang khoảng 30-40mm. Túi mật gồm có thân, ống và cổ túi mật, đảm nhiệm chức năng giúp tiêu hóa các chất béo, vitamin A, D, E,K và caroten.

Viêm túi mật là tình trạng nhiễm trùng túi mật, khiến thành túi mật dày lên hơn bình thường,làm lưu thông máu qua túi mật bị giảm. Nguy hiểm hơn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời còn có thể gây thủng túi mật vô cùng nguy hiểm.

Dựa vào tính chất, viêm túi mật được chia thành 2 loại là viêm túi mật có sỏi và viêm không có sỏi. Bệnh cũng được phân loại thành viêm cấp tính và viêm mạn tính.

Viêm túi mật: Định nghĩa, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh 

Vị trí túi mật trong ổ bụng

2. Nguyên nhân túi mật bị viêm

Nguyên nhân dẫn đến túi mật viêm có sỏi hoặc không có sỏi là không giống nhau. Từ đó định hướng xử lý, điều trị hoàn toàn khác nhau. Cụ thể như sau:

2.1. Nguyên nhân viêm túi mật có sỏi

Có tới 90% các trường hợp túi mật viêm là có sỏi mật. Trong quá trình chuyển hóa, dịch trong túi mật có nồng độ cholesterol cao, dư thừa tạo thành các tinh thể, sau đó sỏi túi mật được hình thành. Khi sỏi di chuyển và cọ xát vào thành của túi mật khiến túi mật bị tổn thương hoặc gây tắc nghẽn các đường ống dẫn mật. Điều này khiến dịch mật bị ứ đọng, các hoạt chất và vi khuẩn trong túi mật bị tích tụ và dẫn tới viêm.

2.2. Nguyên nhân viêm túi mật không có sỏi

Có khoảng 10% các trường hợp túi mật bị viêm là không có sỏi mật. Nguyên nhân do:

Nhiễm trùng: Nhiễm trùng túi mật có thể do vi khuẩn, kí sinh trùng, virus gây ra. Vi khuẩn gây nhiễm trùng thường là vi khuẩn đường ruột chúng theo đường máu, bạch huyết tới đường dẫn mật hoặc do vi khuẩn tự đi ngược dòng lên đường dẫn mật và đổ vào tá tràng,…

Tổn thương: Trong quá trình phẫu thuật hoặc do chấn thương ở vùng bụng cũng có thể làm tổn thương túi mật khiến túi mật bị viêm.

Khối u: Các khối u gây chèn ép làm ứ đọng dòng chảy của mật dẫn tới túi mật viêm.

Ngoài ra chế độ ăn nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo xấu là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ viêm. Người bệnh tiểu đường, phụ nữ mang thai cũng là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về mức độ nguy hiểm của bệnh viêm tụy cấp

Viêm túi mật: Định nghĩa, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh 

Phân biệt hình ảnh của túi mật bình thường và túi mật bị viêm

3. Triệu chứng của trình trạng bệnh lý

Dấu hiệu nhận biết bệnh lý túi mật rất dễ gây nhầm lẫn sang các bệnh về đường tiêu hóa khiến người bệnh chủ quan. Hơn nữa, dấu hiệu của bệnh lý viêm ở túi mật cũng khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh là cấp tính hay mạn tính.

3.1. Viêm cấp tính

Đau hạ sườn phải: Người bị bệnh túi mật thường xuyên phải chịu những cơn đau ở vùng hạ sườn phải lan ra sau lưng, bả vai với mức độ tăng dần. Đặc biệt trong lúc ăn uống mức độ đau sẽ tăng do đường mật bị kích thích. Các triệu chứng đau thường kéo dài, dai dẳng, giảm sau 12-18 giờ.

Vàng da, nước tiểu vàng: Xuất hiện khi kèm theo tổn thương ống mật chủ.

Sốt: 39-40 độ C kèm theo cảm giác ớn lạnh, đổ mồ hôi.

Ngoài ra, người bệnh còn gặp các dấu hiệu khác như chán ăn, buồn nôn. Hơn nữa triệu chứng bệnh sẽ tăng theo cấp độ viêm. Với viêm cấp độ 1, người bệnh thường không thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Bệnh lý cấp độ 2 sẽ xuất hiện dấu hiệu đau tức vùng hạ sườn phải kéo dài 72 giờ. Bệnh lý cấp độ 3 thường xuyên nôn, sốt, đau hạ sườn phải,…

3.2. Viêm mạn tính

Người bệnh thường xuất hiện những cơn đau nhẹ, buồn nôn, chán ăn. Ngoài ra cũng có bệnh nhân không xuất hiện triệu chứng, vì vậy rất khó để phát hiện và chẩn đoán.

4. Bệnh lý gây biến chứng gì?

Một số biến chứng nguy hiểm mà bệnh lý gây ra như:

Nhiễm khuẩn: Túi mật bị nhiễm khuẩn sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu vào túi mật. Từ đó lây nhiễm vào máu hoặc tới các bộ phận khác.

Hoại tử: Trong trường hợp túi mật viêm không được điều trị sớm sẽ gây chết các mô trong túi mật. Từ đó làm tăng nguy cơ thủng và vỡ túi mật.

Túi mật căng to: Nguyên nhân do sự tích tụ mật làm căng và sưng lên. Điều này khiến người bệnh chịu những cơn đau, tăng nguy cơ thủng và hoại tử túi mật.

Viêm túi mật: Định nghĩa, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh 

>>>>>Xem thêm: Viêm gan B có lây qua sữa mẹ không? Mẹ cần lưu ý những gì?

Viêm túi mật gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

5. Phòng ngừa bệnh viêm túi mật

Đây là bệnh lý diễn biến âm thầm và những dấu hiệu nhận biết không rõ ràng và điển hình. Người bệnh thường ít quan tâm và chỉ được phát hiện thông qua siêu âm. Do đó việc phòng ngừa là điều vô cùng quan trọng và để đề phòng bệnh bạn cần:

Chế độ dinh dưỡng phù hợp: Cân đối hàm lượng dinh dưỡng, hạn chế những loại thực phẩm giàu chất béo, cholesterol.

Ăn đủ bữa: Thói quen bỏ bữa sáng sẽ là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Do đó bạn cần ăn uống đầy đủ, không bỏ bữa, đặc biệt là không bỏ bữa sáng.

Tập luyện thể dục thể thao: Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, những bài tập đơn giản nhẹ nhàng trong khoảng 30-45 phút. Thói quen này sẽ giúp tăng sự lưu thông đường mật, hạn chế ứ dịch mật gây viêm.

Giảm cân từ từ: Nếu bạn đang muốn giảm cân nhanh chóng tốt nhất bạn nên lên kế hoạch giảm cân từ từ, không nôn nóng, giảm cấp tốc.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Kiểm tra sức khỏe 6 tháng/ lần để kịp thời phát hiện và có giải pháp điều trị hiệu quả nhất.

Trên đây chúng tôi đã phần nào cung cấp một cách tổng quan nhất về bệnh lý viêm túi mật. Hy vọng những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh để bảo vệ sức khỏe chính bản thân mình và gia đình.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *