Túi mật là cơ quan nằm ở phía trên bên phải của bụng, hình dạng giống quả lê, ngay dưới gan. Chức năng chính của túi mật đó chính là lưu trữ dịch mật. Khi ăn, túi mật sẽ co bóp đưa mật qua ống mật chủ, đi xuống ruột non, thực hiện chức năng giúp tiêu hóa chất béo. Hiện tượng viêm túi mật là tình trạng túi mật bị viêm, điều này ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Viêm túi mật nguyên nhân đa dạng nhưng hầu hết các trường hợp viêm là do sỏi. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa căn bệnh này.
Bạn đang đọc: Viêm túi mật nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
1. Viêm túi mật là gì?
Viêm túi mật là hiện tượng túi mật bị nhiễm trùng. Túi mật là bộ phận lưu trữ dịch mật, dịch lỏng được sản sinh tại gan. Túi mật sẽ co bóp để đưa dịch mật vào ruột non, bằng các ống dẫn mật khi bạn đang trong quá trình ăn uống. Sau đó, dịch mật sẽ hòa trộn với thức ăn và tham gia vào quá trình tiêu hóa chất béo trong thức ăn.
Vì một số nguyên nhân dẫn đến túi mật bị viêm, điều này khiến người bệnh có thể bị đau quặn bụng, sốt đột ngột, buồn nôn hoặc thường xuyên đầy trướng, chậm tiêu, đau. Viêm túi mật cấp tính hay mạn tính, đều có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
– Viêm túi mật cấp tính: là một hiện tượng viêm đột ngột xảy ra với những biểu hiện như đau bụng quặn, kèm theo buồn nôn và sốt.
– Viêm túi mật mạn tính: là hiện tượng viêm với mức độ nhẹ hơn, diễn biến trong một khoảng thời gian dài. Kết quả của các đợt viêm túi mật cấp tính lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến viêm mãn tính. Lâu dần sẽ khiến thành túi mật bị tổn thương và sẽ dày lên. Hậu quả cuối cùng thường là việc túi mật có thể bị teo và mất khả năng lưu trữ và tống xuất dịch mật. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, viêm túi mật sẽ làm teo túi mật, có thể dẫn đến hoại tử túi mật, thủng túi mật.
2. Viêm túi mật nguyên nhân là gì?
Những nguyên nhân gây dẫn đến ứ đọng dịch mật đều là nguyên nhân gây viêm túi mật. 6 nguyên nhân dẫn đến hiện tượng viêm phổ biến nhất điển hình là:
– Sỏi mật: Có thể nói đây là nguyên nhân gây viêm túi mật phổ biến nhất. Khi túi mật có sỏi, viên sỏi có thể lọt vào các ống dẫn mật dây ứ đọng dẫn đến viêm. Theo thống kê của các nhà khoa học, sẽ có khoảng 50% số người bị sỏi mật sẽ dẫn tới viêm túi mật.
– Bùn túi mật: Là tình trạng hỗn hợp muối calci, các tinh thể cholesterol, sắc tố mật… tồn đọng trong túi mật lâu tạo thành dạng bùn mật. Loại bùn túi mật này cũng có thể gây ứ đọng dịch mật và dẫn tới bị viêm. Đối tượng dễ bị bùn túi mật là phụ nữ có thai, người giảm cân quá nhanh.
– Khối u: Khối u trong túi mật, cũng có thể ở tuyến tụy và gan tác động không cho dịch mật thoát ra khỏi túi mật. Kết quả của hiện tượng này là gây nhiễm trùng, viêm túi mật.
– Tắc nghẽn ống dẫn mật: Các nút thắt hoặc sẹo do tổn tường trong ống dẫn mật cũng là một nguyên nhân gây viêm túi mật. Tỉ lệ gặp thì ít hơn các nguyên nhân khác nhưng hậu quả mang lại rất nguy hiểm
– Nhiễm trùng: Những người bị một số bệnh nhiễm virus AIDS cũng dẫn đến nguy cơ bị viêm túi mật. Khi hệ miễn dịch bị suy giảm cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và viêm túi mật.
2.1 Lưu ý
Cũng có một số trường hợp bị viêm túi mật vì các vấn đề về mạch máu. Trong một số trường hợp, mạch máu có thể bị tổn thương làm giảm lưu lượng máu tới túi mật. Việc giảm lưu lượng máu đó tạo điều kiện thuận lợi dẫn đến viêm túi mật. Ngoài ra những người có tiền sử hoặc đang mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này.
Một chế độ ăn giàu chất béo cũng sẽ làm tăng khả năng phát triển bệnh viêm túi mật. Đặc biệt những đối tượng có nguy cơ cao bị viêm túi mật và bị tổn thương túi mật như bệnh nhân tiểu đường, người giảm cân nhanh, phụ nữ mang thai.
Tìm hiểu thêm: Thực phẩm giúp chữa và phòng ngừa táo bón
3. Triệu chứng và dấu hiệu của viêm túi mật
Viêm túi mật cấp tính thường có những triệu chứng điển hình như sau:
– Đau sau khi ăn: Sẽ xuất hiện những cơn đau quặn gan tăng dần, có thể lan tới vai phải.
– Sốt: Sẽ xuất hiện sốt ở khoảng 39 – 40oC, và kèm hiện tượng ớn lạnh.
– Da vàng niêm mạc nhẹ kèm theo nước tiểu vàng: Thường xuất hiện khi bị tổn thương ống mật chủ phối hợp.
– Buồn nôn: sẽ gặp ở hầu hết các trường hợp.
Triệu chứng và dấu hiệu đối với viêm túi mật mạn tính:
Xuất hiện đau nhẹ khi ăn, chán ăn, buồn nôn dẫn tới sợ mỡ, thức ăn chiên xào… Viêm túi mật mạn tính các triệu chứng tương đối nghèo nàn và không có dấu hiệu nào đặc biệt. Vì vậy rất khó để phát hiện và chẩn đoán khi bị viêm mãn tính. Chỉ phát hiện được khi khám chuyên sâu bằng máy móc và kiểm tra sức khỏe tổng thể.
Bạn cần lưu ý khi có kèm theo các yếu tố như hạ huyết áp, suy thận cấp, chít hẹp đường mật ác tính…nguy cơ tử vong rất cao. Bệnh viêm túi mật nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng khác. Điển hình như rò mật vào ống tiêu hóa, nhiễm khuẩn huyết, viêm phúc mạc,… Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn các biến chứng ở phần tiếp theo đây.
4. Viêm túi mật có biến chứng gì?
Một số biến chứng nghiêm trọng của bệnh viêm túi mật, bao gồm:
– Túi mật căng to: do sự tích tụ mật, nó có thể căng ra và sưng lên. Điều này có thể gây ra đau và làm tăng nguy cơ thủng túi mật. Ngoài ra còn có thể kéo theo nhiễm khuẩn và hoại tử túi mật.
– Nhiễm khuẩn: Mật tích tụ trong túi mật gây viêm túi mật gây ra sự viêm nhiễm. Nó sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu vào túi mật. Từ đó có thể làm lây nhiễm lan rộng vào máu hoặc đến các bộ phận khác.
– Hoại tử: Không điều trị viêm túi mật kịp thời có thể gây ra chết các mô trong túi mật. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thủng túi mật hoặc nó có thể gây ra vỡ túi mật.
– Thủng túi mật: Do túi mật hoại tử hoặc căng to như kết quả của viêm túi mật.
>>>>>Xem thêm: Trào ngược dạ dày gây nghẹn cổ: Nguyên nhân và cách chẩn đoán
5. Cách phòng ngừa khi biết viêm túi mật nguyên nhân do đâu
Viêm túi mật là một bệnh vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên mỗi người đều có thể hoàn toàn chủ động phòng ngừa bị viêm túi mật. Bạn có thể ngăn chặn bệnh từ gốc với chế độ ăn khoa học, điều độ, bổ dưỡng và an toàn.
– Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và an toàn. Hạn chế chất béo từ mỡ, da động vật hay đồ chiên rán, thức ăn nhanh. Nên ăn các loại chất béo “tốt” nguồn gốc từ cá, dầu thực vật, các loại hạt. Tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây giúp giảm nguy cơ mắc sỏi mật và viêm túi mật.
– Ngoài ra, bạn nên luyện tập thể dục 30 phút/ngày để hoạt động của túi mật được tốt hơn. Bạn đang thừa cân, nên giảm cân nhưng không giảm cân quá nhanh. Việc giảm cân quá nhanh cũng khiến chất béo bị đào thải ồ ạt vào túi mật. Điều này là nguyên nhân sinh sỏi từ đó làm tăng nguy cơ viêm túi mật.
Có nhiều nguyên nhân gây viêm túi mật. Bệnh lý này cũng có nhiều triệu chứng nhau. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng như hoại tử túi mật, thủng túi mật, viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết,… Cần lưu ý hơn về cách phòng ngừa và điều trị để bảo vệ cho bản thân và người thân. Chúc bạn thành công phòng ngừa và chữa trị bệnh viêm túi mật.