Viêm tuyến giáp mạn tính bệnh tổn thương tuyến giáp

Viêm tuyến giáp là bệnh tổn thương tuyến giáp do nhiễm vi khuẩn, virus, thuốc hoặc miễn dịch… Bệnh có thể gây ra tình trạng suy giáp, cường giáp hoặc cả hai trường hợp. Có nhiều loại viêm tuyến giáp, phổ biến là: viêm tuyến giáp mạn tính, cấp và bán cấp.
Khi bị viêm tuyến giáp mạn tính thường dẫn đến hậu quả là tuyến giáp bị tổn thương dần dần, khả năng sản xuất hormon tuyến giáp bị giảm gây suy giáp, có thể để lại di chứng trên nhiều bộ phận khác của cơ thể và có thể di truyền cho thế hệ sau nếu người mẹ mang bệnh không được điều trị triệt để.

Bạn đang đọc: Viêm tuyến giáp mạn tính bệnh tổn thương tuyến giáp

Viêm tuyến giáp mạn tính rất khó nhận biết

Viêm tuyến giáp có rất nhiều triệu chứng nhưng không có triệu chứng nào là đặc hiệu. Bệnh thường tiến triển âm thầm trong nhiều năm dẫn đến suy giáp. Khi đó người bệnh mới thấy có triệu chứng bất thường và chủ yếu là triệu chứng của suy giáp. Các triệu chứng nhiều hay ít, nặng hay nhẹ phụ thuộc vào mức độ suy giáp.

Viêm tuyến giáp mạn tính bệnh tổn thương tuyến giáp

Viêm tuyến giáp thường tiến triển âm thầm trong nhiều năm dẫn đến suy giáp.

Lúc đầu bệnh nhân thường chỉ thấy mệt, tăng cân nhẹ. Nhưng khi bệnh nặng hơn thì các triệu chứng nhiều hơn, nặng hơn khiến bệnh nhân phải đi khám, đó là: mệt mỏi, sợ lạnh, rối loạn kinh nguyệt, táo bón nặng, da khô, tái. Tuyến giáp thường to (gây bướu cổ) nhưng cũng có thể teo nhỏ nên khi khám tuyến giáp sẽ không phát hiện được gì đặc biệt.
Nếu không được điều trị, các triệu chứng sẽ nặng dần và tuyến giáp to lên, kèm theo là chứng hay quên, trí nhớ giảm sút, hoạt động chậm chạp… có thể nhầm lẫn với bệnh tâm thần.

Các biến chứng dễ gặp khi bị viêm tuyến giáp mạn tính

Nếu không điều trị, bệnh viêm tuyến giáp mạn tính có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh như:

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu nhận và điều trị bệnh viêm xoang

Viêm tuyến giáp mạn tính bệnh tổn thương tuyến giáp

Bệnh viêm tuyến giáp mạn tính có thể gây ra các biến chứng như bướu cổ, bệnh tim mạch, tâm thần kinh…

– Bướu cổ: Đa số bệnh nhân không thấy có phiền toái gì nhưng một số người có bướu giáp to gây khó nuốt và khó thở, ngoài ra còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
– Bệnh tim mạch: Suy giáp do viêm tuyến giáp mạn tính có thể là một yếu tố nguy cơ tim mạch do gây rối loạn mỡ máu dẫn đến xơ vữa động mạch, đáng sợ nhất là xơ vữa mạch vành. Suy giáp nặng cũng có thể gây tim to, tràn dịch màng tim và đôi khi gây suy tim.
– Tâm thần kinh: Trầm cảm có thể xuất hiện từ rất sớm và có xu hướng nặng lên theo tiến triển của bệnh. Viêm tuyến giáp mạn tính cũng có thể gây suy giảm tình dục ở cả nam và nữ, gây suy giảm các chức năng tâm thần khác như trí nhớ, khả năng tập trung, giấc ngủ…
– Phù niêm: Đây là một biểu hiện tuy hiếm gặp nhưng rất nặng ở người bệnh bị suy giáp kéo dài. Các triệu chứng bao gồm: sợ lạnh, hạ thân nhiệt (có thể thấp tới 35 độ C), lờ đờ, ngủ gà, luôn trong tình trạng mệt mỏi và cuối cùng là hôn mê. Bệnh khởi phát hoặc nặng lên do nhiễm khuẩn, stress hoặc do dùng thuốc ngủ. Những bệnh nhân này cần được điều trị cấp cứu ngay vì tiên lượng rất nặng.

Viêm tuyến giáp mạn tính bệnh tổn thương tuyến giáp

>>>>>Xem thêm: Viêm bàng quang nên ăn gì?điều trị viêm bàng quang

Nhiều người tìm đến Bệnh viện Thu Cúc để được kiểm tra, thăm khám và chẩn đoán đúng bệnh

– Các dị tật bẩm sinh: Con của những bà mẹ bị suy giáp do viêm tuyến giáp mạn tính mà không được phát hiện sẽ có nguy cơ rất cao bị các dị tật bẩm sinh về não, tim, thận… và chậm phát triển cả về thể chất và trí tuệ sau khi sinh ra.
Bệnh viêm tuyến giáp mạn tính có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe. Do đó khi phát hiện thấy các triệu chứng bệnh, người bệnh cần đi khám để có biện pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *