Viêm VA là một trong những bệnh lý về tai mũi họng gặp phổ biến ở trẻ em gây ảnh hưởng lớn tới chức năng hô hấp ở trẻ. Vậy viêm VA là gì, nhận biết, điều trị và phòng viêm VA như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản nhất về bệnh lý viêm VA qua bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Viêm VA là gì? Tìm hiểu về viêm VA ở trẻ
1.Viêm VA là gì?
“Viêm VA là gì?” – VA là tổ chức lympho vùng hòm họng chứa các tế bào bạch hầu. Viêm VA là tình trạng quá phát của tổ chức lympho này
Viêm VA là tình trạng tổ chức lympho vòm mũi họng bị viêm và quá phát khiến hình thành nên các khối sùi vòm họng có kích thước lớn gây ảnh hưởng tới quá trình hô hấp.
VA là tổ chức lympho chứa rất nhiều tế bào bạch hầu – một trong những thế bào có chức năng quan trọng trong nhận diện và tiêu diệt các vi khuẩn tấn công thông qua đường mũi họng. VA phát triển mạnh ở những năm tháng đầu đời và có xu hướng thoái triển khi trẻ bắt đầu từ 5 – 6 tuổi. Chính vì thế viêm VA thường chỉ gặp ở trẻ em và rất hiếm trường hợp xuất hiện ở người lớn.
2. Nguyên nhân gây viêm VA là gì?
Vi khuẩn là nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm VA. Trong các điều kiện thuận lợi, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập hoặc các loại vi khuẩn có sẵn vùng VA phát triển, gây nên những tổn thương tổ chức lympho của VA này.
Bên cạnh đó, những yếu tố sau đây cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi để viêm VA bộc phát nhanh hơn:
– Trẻ có thể trạng yếu như mắc chứng suy dinh dưỡng, còi xương; trẻ sinh thiếu tháng; trẻ có cơ địa bị dị ứng hoặc đang mắc bệnh lý liên quan suy giảm miễn dịch như cúm, sởi,…
– Thời tiết chuyển lạnh, trẻ bị nhiễm lạnh hoặc có thói quen ăn đồ lạnh.
– Trẻ gặp các bệnh lý về nhiễm khuẩn hô hấp như viêm viêm amidan,….
– Môi trường ô nhiễm: khói bụi, vệ sinh không đảm bảo, trẻ hít phải khói thuốc lá thường xuyên,….
3. Dấu hiệu viêm VA ở trẻ
Tìm hiểu thêm: Điều trị viêm mũi dị ứng mạn tính hiêu quả nhất
Khi bị viêm VA, trẻ có dấu hiệu bị ho
Viêm VA có hai cấp độ: viêm VA cấp tính và viêm VA mạn tính.
3.1. Dấu hiệu viêm VA cấp tính
Viêm VA cấp tính thường gặp nhất ở trẻ trong độ tuổi 6 đến 7 tháng tuổi với các biểu hiện như:
– Bệnh phát đột ngột, trẻ bị sốt cao từ 38 – 39 độ C thậm chị sốt cao tới 40 độ C. Tuy nhiên một số trường hợp trẻ viêm VA mà không bị sốt.
– Trẻ xuất hiện tình trạng ngạt mũi với mức độ tăng dần về tần suất và mức độ, ngạt một bên và ngạt sang cả 2 bên.
– Trẻ thở khó, thường há miệng thở. Điều này khiến cho khi ngủ khiến không khí vào trực tiếp cổ họng, không được làm ấm, làm ẩm dẫn đến khô cổ họng và tình trạng viêm VA trầm trọng hơn.
– Chảy nước mũi nhiều. Nước mũi tanh, màu vàng hoặc vàng xanh.
– Trẻ nghe kém, thường xuyên dụi tai, dụi mắt.
– Trẻ mệt mỏi, bỏ bú và quấy khóc.
3.3. Dấu hiệu viêm VA mạn tính
Khi viêm VA cấp tính không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến viêm VA mạn tính. Khi viêm VA chuyển sang mạn tính, trẻ sẽ có các dấu hiệu sau đây:
– Chảy nước mũi kéo dài dạng nước mũi trong và nhầy hoặc có dạng mủi vàng, xanh hôi tanh.
– Trẻ nói khóc giọng mũi do ngạt mũi liên tục khiến nói thở dùng miệng.
– Trẻ thường giật mình khi ngủ.
Tương tự như các đợt VA cấp tính, khi bị VA mạn tính trẻ có xu hướng tái bị lại một cách dễ dàng khi có yếu tố tác động nhỏ từ môi trường, thời tiết hoặc sức khỏe kém, tạo nên những đượt viêm VA cấp tính lặp lại nhiều lần trong một năm. Ở mỗi đợt viêm VA, tình trạng bệnh có thể ở nhiều mức độ khác nhau, được đánh giá thông qua mức độ phì đại của vùng VA:
– Viêm VA độ I:, VA phì đại che lấp dưới 25% cửa mũi sau.
– Viêm VA độ II: VA phì đại che lấp dưới 50% cửa mũi sau.
– Viêm VA độ III: VA phì đại che lấp dưới 75% cửa mũi sau.
– Viêm VA độ IV: VA phì đại che lấp dưới 75% cửa mũi sau.
4. Biến chứng viêm VA
Viêm VA là bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong thời tiết chuyển mùa hoặc trong mùa đông thời tiết lạnh. Tuy là bệnh tai mũi họng phổ biến nhưng không điều trị kịp thời viêm VA sẽ dẫn tới những biến chứng khó lường:
– Viêm VA có thể khiến tình trạng các bệnh lý tai mũi họng khác gia tăng như viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm xoang
– Viêm VA mạn tính có thể lan sâu xuống đường hô hấp gây tình trạng viêm thanh quản, khí quản, viêm phế quản,…
– Ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ nhỏ. Nguyên nhân do ảnh hưởng trực tiếp tới hô hấp, giao tiếp và thường gây mệt mỏi cho trẻ.
– Gây nên tình trạng ngủ ngáy, khó ngủ, tật nghiến răng khi ngủ, ngủ không yên giấc, trẻ hay giật mình về đêm,…. khiến chất lượng giấc ngủ không đảm bảo.
– Có thể gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ – hội chứng nguy hiểm có thể khiến tình trạng thiếu oxy trong khi ngủ gây ra tử vong âm thầm.
– Rối loạn phát triển cấu trúc xương răng hàm mặt do thói quen nghiến răng, thở miệng, ít sử dụng mũi,…. trẻ bị viêm VA mạn tính không điều trị có xu hướng phát triển khuôn mặt mũi tẹt, trán dô, vẩu răng hàm trên,….
5. Điều trị viêm VA ở trẻ
>>>>>Xem thêm: Ngừa biến chứng do viêm mũi dị ứng
Hình ảnh tại một ca phẫu thuật nạo VA tại BV ĐKQT Thu Cúc
Điều trị viêm VA phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh trẻ mắc phải.
– Viêm VA mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ thăm khám và kê đơn thuốc kháng viêm, tiêu sưng và làm giảm sự phát triển của khối lympho và dần phục hồi cho trẻ.
– Trong trường hợp viêm VA mức độ nặng gây tổn thương quá nhiều, bác sĩ có thể sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp nạo VA. Nạo VA là phương pháp giúp loại bỏ hoàn toàn khối lympho (VA) để chấm dứt hoàn toàn tình trạng viêm. Do khối VA theo tự nhiên sẽ tự tiêu giảm và dần biến mất khi trẻ 5 – 6 tuổi. Chính vì thế mà khi viêm VA quá phát và mạn tính, rất nhiều cha mẹ lựa chọn phương pháp nạo VA để điều trị cho con. Tuy nhiên, để đánh giá trẻ có đủ điều kiện thực hiện nạo VA hay không cần thăm khám kỹ càng tại các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn và tránh những nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật cho trẻ.
Hi vọng rằng bài viết trên đã giúp các bạn trả lời được câu hỏi “Viêm VA là gì?” và trang bị thêm nhiều kiến thức cần thiết để nhận biết và điều trị sớm khi con trẻ bị viêm VA để mang đến hiệu quả nhất. Đồng thời giúp trẻ phòng bệnh viêm VA một cách hiệu quả nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.