Viêm xoang ở trẻ em nên điều trị thế nào cho nhanh khỏi

Viêm xoang ở trẻ em thường là biến chứng của viêm đường hô hấp trên. Đó là tình trạng viêm niêm mạc các xoang cạnh mũi. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh viêm xoang ở trẻ có thể tiến triển nặng, gây tác động xấu tới sức khỏe.

Bạn đang đọc: Viêm xoang ở trẻ em nên điều trị thế nào cho nhanh khỏi

Nguyên nhân dẫn đến viêm xoang ở trẻ em

Trẻ em rất dễ mắc viêm xoang với nhiều nguyên nhân khác nhau như:
– Môi trường: phổ biến nhất là không khí ô nhiễm do khói bụi, khí thải… Môi trường ô nhiễm làm vùng xoang mũi dễ bị dị ứng, hoặc bội nhiễm.
– Do mắc các bệnh lý khác nhau: Những người có bệnh lý tiềm ẩn về vách ngăn hoặc có cơ địa dị ứng thì khi tiếp xúc với nước bẩn thường xuyên cũng sẽ gây nên viêm xoang.

Viêm xoang ở trẻ em nên điều trị thế nào cho nhanh khỏi

Trẻ em dễ mắc bệnh viêm xoang khi thời tiết chuyển lạnh, ảnh hưởng tới sức khỏe

– Thời tiết: Thời tiết lúc giao mùa, sức đề kháng của trẻ kém, không kịp thích nghi cũng khiến trẻ dễ mắc các bệnh về hô hấp nói chung, viêm xoang nói riêng.
– Dị ứng: Viêm mũi xoang dị ứng xuất hiện khi tiếp xúc với các dị nguyên như bụi nhà, thực phẩm (trứng, sữa, các loại hải sản…). Các bé thường thích đùa nghịch với thú cưng như chó, mèo… lông của chúng lọt vào hốc xoang và gây dị ứng, rồi dẫn tới viêm xoang.
– Sức đề kháng kém: Sức đề kháng kém khiến cơ thể trẻ không thể chống chọi lại các loại khuẩn gây bệnh về đường hô hấp, từ đó dẫn tới viêm xoang.
Một số nguyên nhân bên trong thường gặp là viêm xoang do sâu răng; Viêm xoang do sau chấn thương, máu tụ trong xoang; Ở trẻ em có thể bị viêm xoang do bị viêm amidan gây nhiễm trùng.

Các dạng viêm xoang thường gặp ở trẻ

Viêm xoang cấp: Hay gặp nhất là các triệu chứng viêm đường hô hấp trên, thường 5-7 ngày. Viêm xoang cấp khi triệu chứng viêm đường hô hấp trên kéo dài trên 10 ngày và kèm theo: sốt cao, trên 39 độ C, thở hôi, ho nhiều về ban đêm, sổ mũi, mũi có mủ vàng hay xanh, nhức đầu, đau vùng mặt, sau ổ mắt, đau răng, đau họng, có thể kèm theo viêm tai giữa cấp.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và cách điều trị khi trẻ sơ sinh bị viêm đường hô hấp trên

Viêm xoang ở trẻ em nên điều trị thế nào cho nhanh khỏi

Viêm xoang cấp ở trẻ nếu không được điều trị sớm có thể trở thành mạn tính, gây biến chứng

Viêm xoang mạn tính: Các triệu chứng không nghiêm trọng và kéo dài trên 3 tháng. Trẻ thường có các triệu chứng sốt từng đợt, sốt không cao, đau họng tái phát, khan tiếng hay ho khạc, tình trạng nặng hơn vào ban đêm, nghẹt mũi, nước mũi chảy xuống họng, sưng vùng mặt, chảy máu cam, nhức đầu, ù tai, viêm tai giữa, nghẹt mũi không ngửi được mùi.
Khám trẻ em bị viêm xoang, thường thấy: mũi có mủ, thường ở sàn mũi hay ở khe giữa, niêm mạc mũi phù nề sung huyết, mủ nhầy chảy xuống thành sau họng, ấn đau ở điểm xoang tương ứng.
Viêm xoang ở trẻ em nếu không được điều trị đúng có thể gây nên một số biến chứng. Hay gặp là đau nhức đầu và những khó chịu khác như luôn có cảm giác chất nhầy chảy ra phía sau thành họng. Một số biến chứng nguy hiểm tuy ít gặp như: viêm mắt làm cho trẻ sụp mi, giảm cảm giác giác mạc tạo nên hội chứng đỉnh ở mắt gây đau dữ dội. Cũng có trường hợp tạo thành huyết khối trong các xoang hang nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây mù mắt. Một số ít có thể bị viêm màng não, ápxe não, viêm xương.

Viêm xoang ở trẻ em điều trị như thế nào?

Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh cụ thể của trẻ mà các bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
– Điều trị bằng thuốc: Thuốc thường được chỉ định trong điều trị viêm xoang ở trẻ là Amoxicilline. Nếu trẻ dị ứng với amoxicilline thì kháng sinh thay thế là erythromycine, bactrim.

Viêm xoang ở trẻ em nên điều trị thế nào cho nhanh khỏi

>>>>>Xem thêm: Những điều mẹ cần biết: Bé sốt mọc răng thì phải làm sao?

Cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện khi có dấu hiệu viêm xoang để được thăm khám và tư vấn điều trị sớm

Thời gian điều trị viêm xoang nên từ 7-14 ngày. Trong trường hợp kháng sinh ban đầu sử dụng trong vòng 2-3 ngày mà các triệu chứng không thuyên giảm thì cần đưa trẻ tới bệnh viện để điều chỉnh loại thuốc chữa bệnh phù hợp.
– Ðiều trị hỗ trợ: Bên cạnh việc dùng thuốc chữa viêm xoang cho trẻ, cha mẹ cần chú ý tới cách chăm sóc trẻ hàng ngày như hút mũi, rửa mũi, tránh tình trạng ứ đọng trong mũi để giúp mũi thông thoáng. Chống sung huyết, nghẹt mũi để giúp sự dẫn lưu xoang tốt hơn. Chống phù nề trong mũi để giúp sự dẫn lưu xoang.
Cha mẹ cần đưa bé tới các cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân, mức độ bệnh. Từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *