Viêm xoang trán là một bệnh mũi xoang khá phổ biến. Bệnh dai dẳng và rất dễ tái nhiễm nhiều lần, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Bạn đang đọc: Viêm xoang trán và những điều cần biết
1. Tìm hiểu bệnh viêm vùng xoang trán
1.1. Viêm xoang trán là gì?
Xoang trán nằm ngay trên ổ mắt, tương đương với vị trí ở vùng lông mày. Xoang này gồm 2 khoang nhỏ, chứa đầy không khí và một ít chất nhầy. Viêm xoang trán là hiện tượng 2 khoang nhỏ bị viêm, dịch nhầy bít tắc, không thoát ra được. Từ đó, quanh vùng mắt và trán bị tăng áp lực.
Bệnh được chia thành 2 thể là cấp tính và mạn tính. Nếu bệnh xảy ra đột ngột, chuyển biến nhanh, kéo dài dưới 4 tuần thì được coi là cấp tính. Nếu bệnh dai dẳng, chuyển biến chậm, kéo dài hơn 12 tuần thì được coi là mạn tính.
Xoang trán nằm ngay trên ổ mắt, tương đương với vị trí ở vùng lông mày.
1.2. Nguyên nhân gây bệnh
Một số nguyên nhân gây bệnh phổ biến bao gồm:
– Nhiễm virus: Đây là nguyên nhân phổ biến hàng đầu, chủ yếu là virus cúm và virus á cúm. Do đó, bệnh không có thuốc đặc trị, chỉ có thể chờ vào “sức mạnh” của hệ miễn dịch.
– Nhiễm vi khuẩn: Đây là nguyên nhân ít gặp hơn nhưng vẫn xảy ra. Trường hợp bệnh do vi khuẩn gây ra có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh.
– Một số nguyên nhân khác: Dị ứng, lệch vẹo vách ngăn mũi, polyp mũi…
2. Nhận biết các triệu chứng gây bệnh
Các triệu chứng của bệnh còn phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Tuy nhiên, phần lớn người mắc bệnh viêm nhiễm vùng xoang trán thường có những biểu hiện sau đây:
– Xung quanh vùng xoang trán, nhất là phía sau mắt, giữa mắt và phía trên mũi đều cảm thấy đau và áp lực;
– Những cơn đau trở nên trầm trọng hơn khi người bệnh cúi người, nằm xuống hoặc cử động;
– Khu vực trên ổ mắt cũng có cảm giác đau nhức và áp lực. Cơn đau thường xuất hiện từ sáng và tăng dần đến trưa, đều đặn 2 lần mỗi ngày.
– Cơn đau có phần dịu đi, giảm giảm xuống khi hốc xoang chảy nhiều mủ nhưng về chiều thì cơn đau lạ tái diễn;
– Đôi khi, người bệnh còn cảm nhận được cơn đau khi sờ vào vùng xoang trán hoặc đảo mắt sang hai bên;
– Người bệnh thường xuyên đau đầu dai dẳng và chảy nước mắt;
– Thân nhiệt tăng cao, khứu giác suy giảm, luôn cảm thấy mệt mỏi;
– Nghẹt mũi hoặc đôi khi chảy mủ;
Xung quanh vùng xoang trán, nhất là phía sau mắt, giữa mắt và phía trên mũi đều cảm thấy đau và áp lực… là dấu hiệu điển hình của viêm xoang trán.
3. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh
Khi người bệnh bị viêm nhiễm vùng xoang trán cấp tính mà không được điều trị kịp thời, để diễn ra trong thời gian sẽ trở thành mạn tính. Khi đó, bệnh không chỉ gây khó khăn trong việc điều trị triệt để, dứt điểm, mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
3.1. Biến chứng của viêm xoang trán tại ổ mắt
Khi người bệnh bị viêm nhiễm xoang trán kéo dài sẽ rất dễ khiến bệnh lan sang vùng hốc mắt. Tại đây, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như: phù nề mắt, viêm dây thần kinh thị giác, áp xe mí mắt…
Khi đó, người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy đau nhức, suy giảm thị lực và thậm chí là mù loà. Không những thế, áp xe nhãn cầu cũng là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất với nguy cơ gây tử vong rất cao.
3.2. Biến chứng của bệnh tại não bộ
Viêm xoang trán là thể viêm xoang dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm tại não nhất. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh có thể gây ra nhiễm trùng máu và viêm não. Các biến chứng phổ biến của bệnh tại não bộ là viêm màng não, viêm ngoài màng cứng, huyết khối tĩnh mạch ở xoang hang.
Khi gặp phải những biến chứng này, người bệnh thường có những dấu hiệu như là rối loạn ý thức hoặc liên quan đến thần kinh. Do đó, để hạn chế tối đa những di chứng sau này, cũng như hạn chế nguy cơ tử vong thì các bác sĩ khuyên người bệnh nên thực hiện thăm khám định kỳ. Việc này giúp bác sĩ theo dõi và kiểm soát sát sao, nhằm phát hiện sớm và có biện pháp chữa trị kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Nhận biết nhanh, thực hiện đúng cách trị hóc xương cá ở trẻ em
Nếu không được điều trị dứt điểm, viêm nhiễm ở xoang trán có thể gây ra nhiễm trùng máu và viêm não.
3.3. Biến chứng ở các vị trí khác
Tình trạng viêm nhiễm tại xoang trán kéo dài, mạn tính, có thể làm lây lan sang các vùng lân cận khác tại đường hô hấp. Từ đó, khiến người bệnh có nguy cơ gặp phải các bệnh hô hấp như viêm phế quản, viêm amidan… Một số người còn bị áp xe răng, thậm chí là rối loạn tiêu hóa hoặc biến chứng ở xương.
4. Phòng ngừa bệnh viêm nhiễm ở xoang trán như thế nào?
Để phòng ngừa viêm xoang trán nói riêng và các thể viêm xoang nói chung, mỗi người nên tham khảo những biện pháp sau đây:
– Cần điều trị sớm và triệt để các bệnh về đường hô hấp hoặc cảm cúm, tránh không để bệnh tiến triển thành viêm xoang cấp hoặc mạn tính;
– Thường xuyên giữ gìn vệ sinh tay, rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, hạn chế tối đa việc đưa tay lên mũi để tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập;
– Hạn chế đến những nơi có không khí bị ô nhiễm hoặc những nơi đông người, nhất là mùa lạnh hoặc thời điểm có xảy ra dịch bệnh;
– Bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể trong chế độ ăn hằng ngày để tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch;
– Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, kết hợp tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng cho bản thân;
– Không nên để tình trạng viêm mũi, nghẹt mũi kéo dài. Khi thấy có triệu chứng của bệnh, cần phải điều trị ngay lập tức. Nếu cần phải sử dụng các loại thuốc nhỏ mũi hoặc xịt mũi, nhất định phải xin ý kiến bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng;
– Giữ vệ sinh đường mũi bằng cách thường xuyên rửa mũi bằng nước muối sinh lý, ngăn ngừa sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn;
>>>>>Xem thêm: Bệnh viêm mũi họng: Nguyên nhân và điều trị
Điều trị sớm và triệt để các bệnh về đường hô hấp hoặc cảm cúm, tránh không để bệnh tiến triển thành viêm xoang cấp hoặc mạn tính là cách ngừa bệnh viêm xoang trán hiệu quả.
5. Kết luận
Có thể nói, những chia sẻ trên đã phần nào cung cấp tới bạn đọc những thông tin bổ ích, cơ bản và cần thiết về bệnh viêm xoang trán. Nếu thấy bản thân có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh, hãy nhanh chóng tới các cơ sở uy tín có chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để được thăm khám và tư vấn điều trị kịp thời, hiệu quả.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.