Bên cạnh cận thị, loạn thị, viễn thị cũng là một loại tật khúc xạ, tuy nhiên tỉ lệ người mắc thường thấp hơn. Đây là loại bệnh không thể tự khỏi, chính vì vậy, dùng kính viễn thị chính là cách đơn giản và hiệu quả nhất giúp cải thiện thị lực tức thì cho người bệnh.
Bạn đang đọc: Viễn thị là gì? Người bệnh có cần phải đeo kính viễn thị?
1. Viễn thị là gì?
Mắt viễn thị có tiêu điểm nằm sau võng mạc
Viễn thị là tên gọi cho tình trạng mắt có khả năng nhìn xa tốt nhưng tập trung nhìn những vật ở gần kém, nhòe mờ.
Tật khúc xạ này xảy ra do giác mạc của người bệnh bị dẹt hoặc trục nhãn cầu ngắn hơn so với chỉ số tiêu chuẩn. Vấn đề này khiến ánh sáng sau khi đi vào mắt, tiêu điểm hội tụ không nằm đúng trên võng mạc mà lại nằm phía sau võng mạc. Khi nhìn những vật ở xa, mắt của người viễn thị có thể điều tiết để đưa tiêu điểm hình ảnh về ngay trên võng mạc. Ngược lại khi nhìn những vật ở gần, việc điều tiết của mắt trở nên khó khăn hơn, tiêu điểm nằm không đúng vị trí, dẫn đến hình ảnh thu về không rõ nét, nhòe, mờ.
2. Cải thiện thị lực đơn giản bằng kính viễn thị
Đối với người mắc tật viễn thị, có 2 hướng để cải thiện thị lực. Cách thứ nhất là điều trị hoàn toàn bằng phẫu thuật giác mạc, tuy nhiên cách này chỉ có thể thực hiện khi mắt của người bệnh đáp ứng đủ điều kiện. Cách thứ 2 là cải thiện tạm thời thị lực bằng cách đeo kính, đây là cách đơn giản và được nhiều người lựa chọn nhất do không đòi hỏi điều kiện gì khi sử dụng.
Kính viễn thị là một thấu kính hội tụ (kính cầu lồi), giúp điều chỉnh lại khả năng khúc xạ của mắt. Khi đeo kính, tiêu điểm hội tụ của ánh sáng từ sau võng mạc sẽ được đưa lên đúng tâm võng mạc, khi đó người bệnh sẽ có thể nhìn rõ những vật ở gần hơn.
Việc sử dụng kính có thể linh hoạt theo nhu cầu người bệnh, đeo kính liên tục hoặc chỉ đeo khi làm việc, đọc sách và những việc khác cần nhìn ở khoảng cách gần.
3. Người bệnh có bắt buộc phải đeo kính?
Tìm hiểu thêm: Chắp mắt trẻ em và những điều cần biết
Nếu độ viễn rất nhẹ người bệnh mới không cần đeo kính viễn thị
Mắt bị viễn thị không thể tự khỏi và sẽ có khả năng tăng độ, nặng hơn nếu như không có phương pháp điều trị sớm. Thông thường đối với mắt có tật khúc xạ nói chung và viễn thị nói riêng trên 0,5 độ thì người bệnh nên đeo kính để đảm bảo thị lực.
Nếu độ viễn cao nhưng không đeo kính, người bệnh có thể gặp nhiều vấn để như:
– Tật viễn tiến triển nặng hơn, tăng số.
– Hạn chế tầm nhìn, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày và quá trình học tập, làm việc.
– Gây mỏi mắt, chóng mặt, buồn nôn khi nheo mắt và tập trung nhìn một vật ở gần quá lâu, có thể dẫn tới đau đầu, nhức thái dương.
– Mất an toàn khi lái xe, tham gia giao thông hoặc vận hành các thiết bị, máy móc.
4. Các loại kính cải thiện viễn thị hiện nay
4.1 Kính viễn thị có gọng
Kính gọng là lựa chọn phổ biến nhất từ trước tới nay nhờ hàng loạt ưu điểm như tiện lợi, an toàn, chi phí thấp, không đòi hỏi nhiều điều kiện khắt khe mới có thể sử dụng. Ngoài ra, kính gọng còn có thể bảo vệ đôi mắt khỏi những tác nhân từ môi trường bên ngoài khỏi xâm nhập vào mắt như khói bụi, nước mưa, côn trùng,…Tuy nhiên vì có gọng đeo to nên loại kính này có thể gây bất tiện khi chơi thể thao, hoạt động mạnh và làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Phần quan trọng nhất của kính gọng là mắt kính, để đảm bảo an toàn cho thị lực và thoải mái khi sử dụng lâu dài, bạn nên đi khám bác sĩ để được cắt mắt kính đúng độ viễn phù hợp và chính hãng để không gây mỏi mắt, lóa mắt, nhức mắt trong quá trình đeo. Ngoài ra, một điểm cộng nữa của mắt kính này chính là một số loại có cung cấp thêm khả năng chống ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử, từ đó giúp bảo vệ mắt toàn diện hơn.
4.2 Kính viễn thị dạng áp tròng mềm
>>>>>Xem thêm: Cách điều trị tật khúc xạ ở trẻ em an toàn
Kính áp tròng là một lựa chọn giúp cải thiện thị lực
Kính áp tròng mềm là loại kính đeo trực tiếp vào mắt, ôm sát vào giác mạc và có độ cong phù hợp với giác mạc. Đây là loại kính hiện đại, đảm bảo tính thẩm mỹ vượt trội so với loại kính viễn thị dạng gọng thông thường. Không chỉ vậy, kính áp tròng mềm còn có nhiều màu sắc, không chỉ giúp cải thiện thị lực, thoải mái đeo kính như không đeo, mà còn giúp đôi mắt trông đẹp hơn.
Tuy nhiên, vì dạng kính này vô cùng mỏng manh và cần đeo trực tiếp vào tròng mắt nên đối với những người có mắt nhạy cảm hoặc không quen sử dụng có thể gặp khó khăn khi đeo. Trong trường hợp đeo kính không đúng cách có thể dẫn đến rủi ro làm trầy xước giác mạc, nhiễm trùng, viêm mắt, đau mắt. Do đó khi quyết định sử dụng dạng kính này, bạn nên tham khảo ý kiến và hướng dẫn của bác sĩ cũng như thăm khám tình trạng mắt xem có phù hợp để sử dụng hay không.
4.3 Kính viễn thị dạng áp tròng cứng (Ortho-K)
Trong các dạng kính viễn thị hiện nay, kính áp tròng cứng cải thiện thị lực mắt với cơ chế hoàn toàn khác biệt. Kính này còn được biết đến với tên gọi khác là kính Ortho-K, không chỉ giúp điều trị viễn thị mà có thể điều trị cả các tật khúc xạ khác của mắt.
Không như các loại kính chỉ giúp hỗ trợ cải thiện thị lực trên, Ortho-K là dạng kính áp tròng đặc biệt, có thể hỗ trợ điều trị bệnh với thiết kế đặc trưng. Hoạt động theo cơ chế giúp thay đổi hình dạng giác mạc để ánh sáng đi qua mắt có thể hội tụ đúng vị trí trên võng mạc.
Loại kính này không được sử dụng ban ngày khi cần quan sát mà chỉ sử dụng vào ban đêm. Trong khi ngủ, tròng kính sẽ nhẹ nhàng tác động, thay đổi hình dáng bề mặt phía trước của mắt (giác mạc) theo hình dạng kính được thiết kế cá nhân hóa. Khi ngủ dậy, kính sẽ được tháo ra, người bệnh có thể nhìn rõ suốt cả ngày mà không cần sử dụng bất cứ loại kính nào khác.
Nhiều thông tin cho rằng, đeo kính Ortho-K trong thời gian dài đều đặn có thể giúp thay đổi hình dáng giác mạc thật sự, giảm dần độ viễn thị, thậm chí là khỏi tật khúc xạ.
Giữa các loại kính viễn thị với các ưu, nhược điểm khác nhau như vậy, để có thể lựa chọn loại kính phù hợp với thể trạng mắt và nhu cầu của bản thân, người bệnh cần đi khám để được tư vấn bởi các bác sĩ. Hãy liên hệ Chuyên khoa Mắt Thu Cúc TCI nếu có vấn đề cần giải đáp nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.