Viễn thị và lão thị là hai tật khúc xạ thường gặp ở mắt. Với những triệu chứng khá tương đồng, hai bệnh lý này rất dễ bị nhầm lẫn với nhau. Vậy làm sao để phân biệt được viễn thị và lão thị? Hai bệnh lý này giống và khác nhau như thế nào? Hãy cùng tìm kiếm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây ngay nhé!
Bạn đang đọc: Viễn thị và lão thị khác nhau như thế nào?
1. Khái niệm
1.1 Viễn thị là gì?
Viễn thị (hay còn gọi là Hyperopia, Hypermetropia hoặc Farsightedness) là một tật khúc xạ ở mắt. Khi mắc bệnh, mắt của người bệnh thường chỉ nhìn rõ những vật ở xa nhưng rất khó khăn để nhìn gần.
Mắt của người bệnh thường chỉ nhìn rõ những vật ở xa nhưng rất khó khăn để nhìn gần
Điều này xảy ra là do có sự sai lệch khúc xạ trong mắt. Có thể do giác mạc quá dẹt hoặc trục trước – sau của cầu mắt quá ngắn. Các tia sáng khi chiếu vào mắt sẽ hội tụ ở phía sau thay vì đúng trên võng mạc.
Đây là tật khúc xạ có thể di truyền trong gia đình. Trong nhiều trường hợp, người bệnh thậm chí không thể nhìn gần nhưng lại có thể nhìn những vật trong khoảng cách rất xa.
1.2 Lão thị là gì?
Lão thị là tật khúc xạ thường xuất hiện ở tuổi 40 trở đi. Có thể sớm hơn hoặc muộn hơn tùy vào thể trạng mắt của người bệnh. Càng nhiều tuổi thì tật lão thị càng tiến triển nặng.
Cho đến nay, cơ chế của tật lão thị vẫn chưa được xác định một cách chính xác. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là do thể thủy tinh bị xơ cứng làm giảm sự đàn hồi.
Người mắc lão thị rất khó nhìn rõ chi tiết các vật ở trong tầm tay (sách, báo, đồng hồ…). Đặc biệt là khi ở trong môi trường ánh sáng yếu. Nếu muốn nhìn được cần phải đưa ra xa và nheo mắt lại. Tuy nhiên, nếu nhìn quá lâu cũng sẽ gây mỏi, chảy nước mắt hoặc đôi khi là nhức đầu.
2. Phân biệt viễn thị và lão thị
Hai tật khúc xạ này giống nhau ở chỗ người bệnh rất khó nhìn rõ các vật ở gần. Chính bởi vậy nên rất dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt được, chúng ta hãy cùng so sánh dựa trên một số yếu tố.
Viễn thị và lão thị giống nhau ở điểm người bệnh rất khó nhìn rõ các vật ở gần
Về dấu hiệu:
– Viễn thị: Dấu hiệu của viễn thị thường rất rõ ràng nhưng lại hay bị bỏ qua. Chủ yếu đến từ sự chủ quan của chính người bệnh. Lúc này, mắt chỉ có thể nhìn rõ các vật thể ở xa trong khi nhìn gần rất mờ. Đồng thời, bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào.
– Lão thị: Lão thị thường chỉ xuất hiện ở tuổi trung niên trở đi. Khá giống với viễn thị, người mắc lão thị cũng có khả năng nhìn xa và rất khó để nhìn gần. Tuy nhiên, mắt của người bị bệnh này điều tiết kém hơn và hay gây ra chảy nước mắt.
Về nguyên nhân:
– Viễn thị: Có thể do di truyền hoặc nhiều yếu tố khác khiến mắt có sự sai lệch về khúc xạ.
– Lão thị: Xảy ra do vấn đề lão hóa tuổi tác. Đôi khi là thay đổi sinh lý ở người bước vào giai đoạn lớn tuổi. Đây là yếu tố rõ ràng nhất để phân biệt được viễn thị và lão thị.
Về độ tuổi mắc bệnh:
– Viễn thị: Có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào. Trẻ em mới sinh ra cũng có thể mắc tật khúc xạ này.
– Lão thị: Thường xảy ra ở người trung niên trở đi (trên 40 tuổi)
Về cơ chế hoạt động mắt:
– Viễn thị: Dù nhìn xa hay gần vẫn cần điều tiết mắt mới có thể nhìn rõ
– Lão thị: Mắt không cần điều tiết khi nhìn xa mà chỉ cần điều tiết khi nhìn gần
3. Phương pháp điều trị
3.1 Điều trị viễn thị
Để điều trị viễn thị, người bệnh có thể đeo kính gọng hoặc kính áp tròng phù hợp. Kính này có tác dụng thay đổi điểm hội tụ của tia sáng khi đi vào mắt. Có thể sử dụng liên tục hoặc chỉ khi nhìn ở khoảng cách gần: Đọc sách, làm việc máy tính,…
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và cách điều trị tật cận thị ở trẻ
Người bệnh có thể sử dụng kính phù hợp
Khi chọn kính viễn, người bệnh nên chọn các tròng kính phi cầu có độ chiết suất cao. Điều này giúp cho kính mỏng, nhẹ và gọn gàng hơn. Hạn chế tình trạng lồi mắt khi đeo kính. Đồng thời, kính cũng cần có lớp phủ phản quang chống lóa để tạo sự thoải mái khi đeo.
Nếu kính viễn được dùng cho trẻ em thì nên được làm bằng polycarbonate để đảm bảo tính nhẹ và chống va đập. Đồng thời kính có khả năng chuyển sang màu sẫm hơn khi ra nắng. Giúp bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh và tia UV có hại.
Bên cạnh việc đeo kính, người bệnh có thể đồng thời luyện tập mắt để giảm độ viễn. Các hoạt động như đọc truyện, vẽ tranh, tô màu,… rất được khuyến khích. Tác dụng của chúng là có thể làm tăng độ khúc xạ cho thể thủy tinh. Từ đó làm giảm dần độ viễn (cận thị hóa tật khúc xạ này).
Với những trường hợp nhược thị thì cần có chế độ luyện tập tích cực hơn. VD: Bịt mắt lành, đồng thời tập nhìn với mắt bị nhược thị; Tập trên máy tập thị giác hai mắt,… Người có mắt bị viễn nếu kèm theo chứng lác mắt thì cần được theo dõi ít nhất 6 tháng 1 lần để điều chỉnh kính cho phù hợp.
Ngoài ra, một cách hiện đại hơn để điều trị dứt điểm bệnh là phẫu thuật. Hiện nay có nhiều loại phẫu thuật khác nhau có thể điều trị tật khúc xạ này. VD: Phẫu thuật lasik, femto lasik, relex smile,…
Tùy vào độ viễn ở mắt của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
3.2 Điều trị lão thị
Người bị lão thị thường là người lớn tuổi. Thị lực rất kém, hay chảy nước mắt và có thể ảnh hưởng đến thần kinh. Việc đeo kính lão sẽ giúp mắt không phải điều tiết quá nhiều khi nhìn. Từ đó giảm mỏi mắt cho người bệnh.
Ngoài ra, người bệnh có thể được điều trị bằng các phương pháp như: Phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo; phẫu thuật chỉnh hình giác mạc; phẫu thuật SBK Presbyond điều chỉnh độ khúc xạ giác mạc;… Từ đó giúp cải thiện khả năng nhìn của mắt.
Bên cạnh đó, người bệnh tốt hơn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để có lộ trình điều trị phù hợp.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn khắc phục tình trạng tròng kính bị lỏng
Người bệnh nên thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín
Chuyên khoa Mắt – Hệ thống y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ đã được hàng triệu khách hàng tin tưởng lựa chọn. Tại đây hội tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa với hơn 30 năm kinh nghiệm. Cơ sở vật chất hiện đại với hệ thống thiết bị y tế được nhập khẩu 100% từ nước ngoài. Giúp chẩn đoán tình hình bệnh lý một cách chính xác. Quy trình thăm khám nhanh gọn, đội ngũ nhân viên luôn hỗ trợ nhiệt tình. Chúng tôi tự tin sẽ là sự lựa chọn hàng đầu mang lại đôi mắt sáng cho mỗi khách hàng.
Như vậy, trên đây là những chia sẻ về cách phân biệt viễn thị và lão thị mà Hệ thống y tế Thu Cúc TCI muốn gửi đến bạn. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc đã phân biệt được hai loại tật khúc xạ này. Đồng thời nắm được các phương pháp điều trị phù hợp. Nếu còn có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy gửi tin nhắn đến chúng tôi để được giải đáp sớm nhất nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.