Virus sốt xuất huyết và chủng đang lưu hành rộng rãi ở Việt Nam

Virus sốt xuất huyết Dengue là nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về loại virus này và chủng đang lưu hành rộng rãi ở Việt Nam.

Bạn đang đọc: Virus sốt xuất huyết và chủng đang lưu hành rộng rãi ở Việt Nam

1. Virus sốt xuất huyết Dengue là gì?

Virus sốt xuất huyết Dengue thuộc họ Arbovirus. Gồm có 4 chủng huyết thanh khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4.

Đặc trưng của loại virus này là có thể chịu được lạnh nhưng không chịu được nóng. Giữ nguyên độc lực ở 20 độ C.

Khi một người khi bị nhiễm chủng virus nào thì sẽ có khả năng tạo miễn dịch suốt đời với chủng virus đó. Một người có thể mắc sốt xuất huyết nhiều hơn một lần trong đời (tức là có thể mắc 4 chủng trên). Đó là lý do vì sao bạn thấy một người bị sốt xuất huyết rồi sao vẫn có thể bị sốt xuất huyết tiếp là vì mỗi lần họ mắc phải các chủng khác nhau.

1.1 Cấu trúc hình thể của virus sốt xuất huyết

Virus Dengue có dạng hình cầu, với đường kính khoảng 35-50mm và có tính chất đối xứng. Vỏ ngoài là lớp lipide kép chứa glycoprotein và protein.

Vỏ capsid bao quanh acid nucleic có đường kính 30nm và chứa 32 capsome.

Virus sốt xuất huyết và chủng đang lưu hành rộng rãi ở Việt Nam

Virus Dengue có dạng hình cầu, với đường kính khoảng 35-50mm và có tính chất đối xứng.

1.2 Kháng nguyên

Virus Dengue có kháng nguyên kết hợp bổ thể, trung hòa, ngăn ngưng kết tập tiểu cầu. Căn cứ vào sự khác biệt giữa các điểm quyết định kháng nguyên mà người ta chia virus Dengue thành 4 tuýp khác nhau. Tuy nhiên 4 tuýp này lại có một số quyết định kháng nguyên chung, nhất là kháng nguyên ngăn ngưng kết hồng cầu.

1.3 Quá trình nhân lên của virus sốt xuất huyết Dengue

Loại virus sốt xuất huyết Dengue này xâm nhập vào tế bào bằng con đường dung hợp (fusion). Chủ yếu nhân lên ở đại thực bào. Genome RNA(+) làm nhiệm vụ mRNA gắn vào ribosome của tế bào chủ và mã hóa cho một phần tử polyprotein duy nhất.

Nhờ protease mà phân tử polyprotein này bị phân cắt thành 10 đoạn, trong đó có RNA-polymerase là phân tử đóng vai trò quan trọng trong quá trình phiên mã.

2. Vật trung gian truyền bệnh – muỗi Aedes aegypti

Cơ chế gây bệnh sốt xuất huyết là do virus truyền từ người bệnh sang người lành thông qua vật thể trung gian là muỗi. Cụ thể đó là muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) – một loại côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu qua vết đốt. Khi loài muỗi này đốt người bệnh, virus được truyền từ tuyến nước bọt của muỗi sẽ vào máu người rồi gây bệnh.

Loài muỗi này thường sinh sống ở những nơi bùn lầy, nước đọng ở khu vực xung quanh nhà hoặc ở những nơi tối tăm, ẩm thấp bên trong nhà. Muỗi cái hút máu và truyền bệnh vào ban ngày.

Muỗi aedes này cũng không có khả năng bay xa nhiều nên chúng thường di chuyển từ nơi này qua nơi khác nhờ vào các vật thể trung gian như xe vận chuyển hàng hoặc phương tiện giao thông.

Mỗi con muỗi có thể cắn nhiều lần và khiến nhiều người có nguy cơ bị nhiễm bệnh, do đó nó có thể bùng phát thành dịch.

Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm giang mai bao gồm những gì?

Virus sốt xuất huyết và chủng đang lưu hành rộng rãi ở Việt Nam

Muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) là vật thể trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết.

3. Chủng virus sốt xuất huyết đang lưu hành rộng rãi ở Việt Nam hiện nay

Theo các chuyên gia về bệnh học truyền nhiễm thì cả chủng (tuýp) virus Dengue kể trên đều có thể gặp ở Việt Nam. Nhưng chủng virus sốt xuất huyết đang lưu hành rộng rãi (thường gặp nhất) ở nước ta đó là virus Dengue tuýp 1 (DEN-1) và virus Dengue tuýp 2 (DEN-2).

Lứa tuổi mắc bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt người lớn hay trẻ em, nam hay nữ.

4. Nguyên nhân làm gia tăng bệnh sốt xuất huyết

Dịch bệnh sốt xuất huyết thường phát triển theo mùa. Rất dễ bùng phát dịch vào thời điểm giao mùa từ nóng chuyển sang lạnh do thời tiết ẩm thấp, mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi vằn cư trú và phát triển.

Người dân chưa thật sự quan tâm tới vấn đề vệ sinh môi trường sạch sẽ, đặc biệt là các môi trường chung như tại các công trình xây dựng, nhà máy, xí nghiệp, nhà trọ, lán trại. Chính tình trạng mất vệ sinh nơi công cộng chưa được quan tâm xử lý triệt để, nên dẫn đến phát sinh các ổ bọ gậy của muỗi truyền bệnh.

Ngoài ra, theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, những năm 2023 và 2024 hiện tượng biến đổi khí hậu EL Nino diễn ra có thể là tác nhân thúc đẩy muỗi vằn sinh sản, gia tăng sự lây truyền bệnh sốt xuất huyết và các bệnh do muỗi truyền.

5. Chẩn đoán virus sốt xuất huyết Dengue bằng cách nào?

5.1 Các xét nghiệm lâm sàng giúp hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi sốt xuất huyết

Chỉ số xét nghiệm máu: số lượng tiểu cầu, thể tích hồng cầu, hematocrit thời gian chảy máu đông.

Chẩn đoán miễn dịch: phát hiện kháng thể bằng thử nghiệm nhanh (kỹ thuật sắc ký miễn dịch, ức chế ngưng kết hồng cầu, trung hòa mảng bám, hấp phụ miễn dịch gắn men, cố định bổ thể), phát hiện kháng nguyên (phát hiện kháng nguyên NS1, kỹ thuật phân lập virus).

Virus sốt xuất huyết và chủng đang lưu hành rộng rãi ở Việt Nam

>>>>>Xem thêm: Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng mạnh

Xét nghiệm phát hiện kháng nguyên nguyên NS1 chẩn đoán sốt xuất huyết.

5.2 Kỹ thuật RT-PCR chẩn đoán nhiễm virus Dengue

Đây là kỹ thuật được áp dụng rộng rãi, có vai trò quyết định chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu một số bệnh nhiễm vi khuẩn, virus, trong đó có virus sốt xuất huyết Dengue vì tính đặc hiệu và độ nhạy cao.

Kỹ thuật RT-PCR xác định và định tuýp virus Dengue là kỹ thuật khuếch đại RNA. Kỹ thuật này khuếch đại đoạn gen mã hóa cho kháng nguyên NS1, điều này giúp xác định có hay không có virus Dengue trong máu của người bệnh. Đây cũng là phương pháp xác định nhanh chóng và chính xác ngay cả trong thời gian đầu nhiễm virus, vì có thể cho kết quả sau 12 giờ từ khi lấy mẫu bệnh phẩm. Hơn nữa, có thể thực hiện ngay lúc virus xâm nhập vào cơ thể người bệnh mà chưa hề có dấu hiệu giảm số lượng tiểu cầu hay cô đặc máu. Hoặc kể cả là khi người bệnh bắt đầu sốt, mà chưa có dấu hiệu lâm sàng rõ ràng, các xét nghiệm miễn dịch xác định kháng thể IgM vẫn còn âm tính.

Phương pháp RT-PCR cho kết quả nhanh, độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn, ít tốn kém hơn so với phương pháp nuôi cấy. Một ưu điểm nữa trong trường hợp bệnh nhân nhiễm ít virus thì việc phân lập có thể cho kết quả âm tính, trong khi đó nếu chẩn đoán bằng phương pháp RT-PCR cho thấy độ nhạy và độ đặc hiệu hơn rất nhiều lần. Chi phí cho phương pháp chẩn đoán virus này cũng phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *