Virus viêm gan C là một trong các loại virus viêm gan phổ biến nhất hiện nay. Đây được đánh giá là loại virus đặc biệt nguy hiểm do khả năng tiến triển thành mạn tính, gây biến chứng xơ gan và ung thư gan. Hãy cùng tìm hiểu xem virus viêm gan C sống được bao lâu và con đường lây truyền của chúng.
Bạn đang đọc: Virus viêm gan C sống được bao lâu và lây qua đường nào?
1. Thông tin chung về virus viêm gan C
Virus viêm gan C (hay HCV) được phát hiện vào năm 1989 là virus thuộc họ Flaviviridae. HCV có lõi ARN, với chuỗi ARN đơn và vỏ lipoprotein bao bọc, có kích thước 50 – 60 nanomet.
Hiện nay HCV được phân loại theo các tuýp I, II, III, IV, V và VI. Phân bố dịch tễ học và độc lực gây bệnh khác nhau theo từng tuýp. Trong đó, virus viêm gan C tuýp II có nguy cơ chuyển sang xơ gan cao nhất. Viêm gan C ủ bệnh trung bình 2 tháng, trong khoảng thời gian từ 30 đến 120 ngày.
Viêm gan C rất phổ biến trên thế giới. Người tiêm chích ma túy và những người mắc bệnh chảy máu, liên quan đến truyền máu là các đối tượng có tỷ lệ nhiễm virus cao nhất. Hiện vẫn chưa có vaccine phòng ngừa viêm gan C tính đến thời điểm hiện tại.
Cấu trúc của virus viêm gan C gồm lõi ARN, chuỗi ARN đơn và vỏ lipoprotein bao bọc
2. Virus viêm gan C sống được bao lâu và con đường lây truyền
2.1. Virus viêm gan C sống được bao lâu ở môi trường tự nhiên?
Virus viêm gan C không chỉ tồn tại trong cơ thể người bệnh mà còn xuất hiện trên các vật dụng sinh hoạt hoặc trong môi trường tự nhiên. Chúng có thể sống trong khoảng 16 giờ đến 4 ngày ở ngoài cơ thể, trong nhiệt độ phòng.
Trong khoảng thời gian này, HCV có thể xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh nếu không có biện pháp phòng ngừa. Đặc biệt virus có thể tồn tại và gián tiếp lây nhiễm qua các dụng cụ liên quan đến máu như dao cạo râu, kim tiêm, dụng cụ y tế,…
2.2. Virus viêm gan C lây truyền qua đường máu
Đường máu là một trong những con đường lây truyền chính của viêm gan C. Nếu nhận máu hoặc các chế phẩm từ máu của người nhiễm HCV, người lành có thể cũng bị nhiễm virus.
Cụ thể, các phương thức lây truyền qua đường máu chủ yếu gồm:
– Dùng chung kim tiêm nhiễm HCV.
– Dùng chung các vật dụng cá nhân với người mắc viêm gan C có thể gây trầy xước, chảy máu như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, lược chải đầu…
– Bấm lỗ tai, châm cứu, xăm hình, bấm lỗ tai, làm răng… dùng chung dụng cụ, trang thiết bị y khoa bị nhiễm virus viêm gan C chưa được xử lý vô trùng. Như đã nói ở trên, virus viêm gan C sống được 16 giờ – 4 ngày trong môi trường, do đó nguy cơ lây nhiễm này là rất cao.
– Một số trường hợp bị nhiễm virus viêm gan C mà không rõ con đường lây truyền. Có thể người bệnh đã vô tình nhiễm HCV trong lúc té ngã gây trầy xước, hoặc đứt tay mà không hề hay biết.
Tìm hiểu thêm: Cách chữa bệnh sỏi gan nguyên nhân chủ yếu gây bệnh
Dùng chung bơm kim tiêm với người bệnh viêm gan B sẽ khiến người lành nhiễm virus
2.3. Virus viêm gan C lây truyền qua đường tình dục
Virus viêm gan C có thể lây từ người bệnh sang người lành nếu quan hệ tình dục không an toàn. Trong quá trình quan hệ tình dục, thông qua các vết xước ở cơ quan sinh dục, HCV trong tinh dịch hay dịch âm đạo có thể dễ dàng tấn công người bạn tình. Đồng thời, nguy cơ truyền nhiễm là rất cao ở bất kỳ hành vi tình dục nào gây tổn thương, trầy xước.
Để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm HCV qua đường tình dục, mỗi người hãy thực hiện các biện pháp như sau:
– Sinh hoạt tình dục an toàn, thủy chung, một vợ một chồng; sử dụng bao cao su.
– Tránh những hành vi tình dục có nguy cơ cao gây chảy máu, trầy xước; không quan hệ tình dục trong những ngày hành kinh.
2.4. Viêm gan C lây truyền từ mẹ sang con
Tỷ lệ lây truyền virus viêm gan C từ mẹ sang con chỉ khoảng 5%. Virus sẽ lây truyền vào thời điểm sinh qua nhau thai. Khi nhau thai bong tróc, HCV sẽ theo máu truyền từ mẹ sang con. Do đó, người mẹ nhiễm viêm gan C có thể lây truyền sang con ở cả phương pháp sinh thường và sinh mổ.
HCV không lây qua sữa mẹ, nhưng người mẹ nhiễm virus không nên cho con bú trực tiếp. Điều này nhằm tránh lây truyền viêm gan C trong trường hợp đầu vú mẹ bị trầy xước trong quá trình cho con bú.
3. Mức độ nguy hiểm của virus viêm gan C
Bên cạnh câu hỏi virus viêm gan C sống được bao lâu, mức độ nguy hiểm của viêm gan C cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm.
3.1. Virus viêm gan C có tính chất gây bệnh như thế nào?
Virus viêm gan C là tác nhân gây viêm gan cấp và có khuynh hướng trở thành mạn tính ở phần lớn người bệnh bị nhiễm trùng. Theo mô hình nhiễm trùng thực nghiệm trên vượn, có ít hoại tử tại tế bào gan trong giai đoạn đầu của viêm gan cấp. RNA của HCV được phát hiện trong tổ chức gan và tồn tại nhiều tuần.
Viêm gan C cấp tính thường không dẫn đến suy gan cấp. Tình huống suy gan cấp chỉ xảy ra ở những người đã mắc viêm gan B mạn tính từ trước. Viêm gan C cấp sẽ có nguy cơ cao tiến triển thành mạn tính.
Ở giai đoạn viêm gan C mạn, cơ chế tổn thương không chỉ do virus mà còn liên quan đến các bệnh lý tự miễn dịch khác của cơ thể. Bệnh có khả năng dẫn đến biến chứng xơ gan và ung thư tế bào gan.
3.2. Biến chứng của bệnh viêm gan C
Tỷ lệ tử vong do viêm gan C là khá cao. Người bệnh đối mặt với nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như xơ gan hay thậm chí là ung thư gan. Viêm gan C hiện nay vẫn chưa có vaccine chủng ngừa. Điều này khiến bệnh lý truyền nhiễm này càng trở nên nguy hiểm hơn.
Ước tính, cứ mỗi 100 người nhiễm virus viêm gan C thì có 60 – 70 người mắc bệnh lý gan mạn tính. Đồng thời 5 – 20 người bị xơ gan sau khoảng 20 đến 30 năm. Bên cạnh đó, 1 – 5 người tử vong do biến chứng xơ gan hoặc ung thư gan.
>>>>>Xem thêm: “Tất tần tật” thông tin về phù xơ gan bạn cần biết
Xơ gan là một trong những biến chứng trầm trọng của viêm gan C
3.3. Người mắc virus viêm gan C sống được bao lâu?
Tuổi thọ của người mắc viêm gan C phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, như tình trạng nhiễm khuẩn, thể trạng của người bệnh, phác đồ điều trị,… Khoảng 15 – 25% người nhiễm HCV có thể tự khỏi bệnh mà không cần điều trị. Các trường hợp còn lại cần được điều trị và theo dõi để tránh các biến chứng lâu dài.
Nếu có phác đồ điều trị tích cực, kết hợp với chế độ ăn uống – sinh hoạt hợp lý, khả năng kháng thuốc không cao, người bệnh có thể chung sống hòa bình với virus viêm gan C đến suốt đời. Định lượng virus giảm dần và được kiểm soát ở mức ổn định sẽ giúp hạn chế sự tiến triển tới xơ gan, ung thư gan.
Ngược lại, việc không điều trị hoặc điều trị muộn, khả năng kháng thuốc cao, sức đề kháng yếu, chế độ ăn uống không hợp lý có thể rút ngắn tuổi thọ của người bệnh. Trường hợp biến chứng xơ gan, người bệnh có thể kéo dài thời gian sống khoảng 20 năm hoặc ít hơn, chất lượng sống không cao. Khi đã tiến triển sang ung thư gan, tuổi thọ của người bệnh chỉ kéo dài vài năm hoặc thậm chí chỉ được tính bằng tháng.
Thông tin trong bài viết đã giải đáp câu hỏi virus viêm gan C sống được bao lâu và các con đường lây truyền virus. Viêm gan C là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và chưa có vaccine phòng ngừa. Do đó, mỗi người cần có lối sống lành mạnh, thực hiện các biện pháp phòng tránh và thăm khám gan mật định kỳ để kiểm soát tốt nhất sức khỏe lá gan, ngăn ngừa sự tấn công của HCV.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.