Theo Vnexpress.net, ba tuần gần đây, CDC Hà Nội ghi nhận 70-100 trẻ mắc thủy đậu mỗi tuần, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ lác đác vài ca, tập trung ở nhóm tuổi mầm non và tiểu học.
Bạn đang đọc: Vnexpress.net – Nhiều trẻ ở Hà Nội mắc bệnh thủy đậu
Ngày 21/3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, cho biết số mắc mới được ghi nhận tại 18 trên 30 quận huyện, dẫn đầu là Chương Mỹ 230 ca, Mê Linh 69, Ba Vì 60, Nam Từ Liêm 56, Mỹ Đức 42.
Từ đầu năm đến nay, thủ đô có 548 trẻ mắc thủy đậu, trong khi cùng kỳ 2022 có 4 ca, chủ yếu ở nhóm tuổi mầm non (36,5%) và tiểu học (38%).
Tại một số bệnh viện, số trẻ mắc thủy đậu đến khám và điều trị tăng 30% so với tháng trước. Các em nhập viện với các dấu hiệu như sốt, đau đầu, nhức cơ, nổi ban tròn đỏ khắp cơ thể, tiến triển thành bọng nước, mụn mủ, kèm ho và tiêu chảy.
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus Varicella Zoster gây ra, số người mắc cao điểm từ tháng 3 đến tháng 5. Đây là khoảng thời gian cuối xuân đầu hè, độ ẩm không khí cao, tạo điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh phát tán và lây lan. Do đó, CDC Hà Nội dự báo số ca mắc có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Tìm hiểu thêm: Bệnh sốt xuất huyết cần được hiểu như thế nào cho đúng
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về chu kỳ của sốt xuất huyết
Các bé đang nằm điều trị tại Khoa Nhi – Thu Cúc TCI.
Theo các bác sĩ, virus gây thủy đậu chủ yếu lây truyền qua đường hô hấp; giọt bắn từ mũi, miệng người bệnh; tiếp xúc trực tiếp quần áo, chăn gối của bệnh nhân; chất dịch khi các bọng nước bị vỡ.
Đặc biệt, virus có thể lây cho thai nhi qua nhau thai, gây tình trạng mắc thủy đậu bẩm sinh, hoặc các dị tật. Bên cạnh đó, bệnh gây nhiều biến chứng như viêm phổi, não, điếc, động kinh, chậm phát triển tinh thần vận động.
Thời gian lây bệnh kéo dài, từ trước khi nổi ban đỏ 1-2 ngày đến thời điểm các bọng nước đóng vảy. Hiện không có biện pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh này. Các bác sĩ tập trung giảm nhẹ triệu chứng và giữ bệnh nhân không bị mất nước. Người bệnh cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nước, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.
Nhiều gia đình quan niệm phải kiêng nước, gió nên không tắm rửa cho trẻ. Tuy nhiên, thầy thuốc khuyến cáo các em cần được vệ sinh sạch sẽ bằng cách tắm nước ấm, lau người trong phòng kín.
“Nếu không vệ sinh tốt, các vết phỏng dễ bị nhiễm trùng, gây tổn thương sâu qua lớp hạ bì và để lại sẹo”, các bác sĩ cho biết.
Theo các bác sĩ, thuỷ đậu có thể lây lan nhanh chóng và trở thành dịch nên việc phòng ngừa rất quan trọng. Biện pháp chủ động và hiệu quả nhất là chủng ngừa bằng vaccine.