Vôi hóa cột sống là một bệnh lý về xương khớp thường gặp ở người lớn tuổi. Nhưng hiện nay, tình trạng này đang dần trở lên báo động ở giới trẻ trong độ tuổi từ 25 – 35. Bệnh lý không ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng liên quan tới chức năng vận động của người bệnh. Vì vậy, việc phát hiện và đưa ra các phương pháp điều trị sớm là điều vô cùng cần thiết.
Bạn đang đọc: Vôi hóa cột sống là gì, có những phương pháp điều trị nào?
1. Tìm hiểu về vôi hóa cột sống
Vôi hóa cột sống bản chất là sự lắng đọng của canxi ở các chồi gai, chồi xương trên thân đốt sống hay trên dây chằng ở cạnh cột sống. Sự lắng đọng này làm hạn chế các vận động kèm theo thoái hóa xương khớp. Ngoài ra còn gây chèn ép dây thần kinh, dẫn tới các cơn đau ở cổ, lưng.
Cột sống gồm 33-34 đốt sống, trong đó bệnh vôi hóa thường gặp nhất là ở phần đốt sống lưng và đốt sống cổ.
Đốt sống lưng và đốt sống cổ – 2 vùng có khả năng vôi hóa cao
– Vôi hóa đốt sống cổ: đây là vùng có khả năng bị vôi hóa cao nhất. Vì cổ thường xuyên có các hoạt động xoay, gập, ngửa. Đặc biệt, cổ sẽ phải chịu sức nặng khi đứng, ngồi hay nằm sai tư thế hoặc mang vác vật nặng trên vai, làm quá trình vôi hóa bị đẩy nhanh hơn.
– Vôi hóa đốt sống lưng: Lưng cũng phải chịu nhiều áp lực không kém so với cổ. Chúng phải chống đỡ toàn bộ cơ thể khi chúng ta hoạt động. Khi bạn ngồi lâu ở một tư thế, hay mang vác, bưng bê nặng. Các tác động đó lâu dần làm biến đổi cấu trúc của đốt sống làm tăng khả năng canxi bị lắng đọng và gây bệnh.
2. Nguyên nhân dẫn tới vôi hóa
Đây là bệnh lý liên quan đến sự biến đổi cấu trúc của cột sống do sự lắng tụ canxi, mà nguyên nhân sâu xa là do bệnh thoái hóa cột sống gây ra. Đó là do sự tổn thương sụn và xương dưới sụn bởi sự lão hóa tự nhiên của cơ thể; do công việc phải lao động nặng; thói quen làm việc ngồi, đứng quá lâu;…
Bệnh lý này gặp phổ biến là ở độ tuổi trung niên, đặc biệt tỷ lệ nam giới mắc bệnh cũng cao hơn so với nữ giới là do đặc thù công việc. Tuy nhiên, phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh cũng có khả nặng bị vôi hóa hơn so với người bình thường. Bên cạnh đó, những người bị thừa cân, béo phì gây ra nhiều áp lực lên xương khớp cũng làm cột sống có nguy cơ thoái hóa cao hơn.
Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm dây thần kinh cổ tay và những vấn đề liên quan
Tỷ lệ mắc vôi hóa ở người trẻ đang ngày càng cao
Ở người trẻ hiện nay, thói quen ngồi một chỗ làm việc liên tục nhiều giờ kèm với lười thể dục vận động sẽ ảnh hưởng xấu tới quá trình lưu thông máu nuôi dưỡng khớp. Hay khi cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng đặc biệt là các chất tốt cho xương khiến các tế bào sụn bị mòn, xương dưới sụn bị xốp và yếu đi. Đó là các tác nhân làm thúc đẩy sự phát triển của bệnh.
3. Các phương pháp điều trị
Tương tự như thoái hóa xương khớp, bệnh lý này cũng khó có thể chữa trị triệt để hoàn toàn. Chủ yếu các phương pháp sẽ giúp làm giảm các cơn đau và làm giảm quá trình phát triển bệnh.
3.1. Điều trị vôi hóa cột sống không dùng thuốc
Một số cách khắc phục bệnh không sử dụng đến thuốc có thể kể đến như: thể dục, vật lý trị liệu, châm cứu,… Luyện tập các bài thể dục, Yoga dành riêng cho các vùng đốt sống bị tổn thương giúp tăng cường lưu thông máu giãn cơ và làm giảm bớt các cơn đau. Ngoài ra, bệnh nhân bị vôi hóa đốt sống cổ và đốt sống lưng cũng cần phải được cung cấp đầy đủ dưỡng chất chuyên biệt để có thể bảo vệ và tái tạo các phần xương sụn đã bị tổn thương.
Chiếu tia hồng ngoại cũng là một phương pháp thường được áp dụng. Chiếu vào vùng bị đau giúp cơ và dây chằng được giãn ra và giúp giảm đau. Người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian cho việc điều trị vôi hóa như: dùng lá chìa vôi, dùng ngải cứu và mật ong,…
3.2. Điều trị vôi hóa cột sống bằng thuốc
Các loại thuốc được sử dụng nhiều trong điều trị vôi hóa bao gồm:
– Thuốc giảm đau: paracetamol, ibuflophen, acid acetylsalicylic, codein và tramadol.
– Thuốc làm giãn cơ: succinylcholine, vecuronium, rocuronium, pipecuronium.
– Thuốc kháng viêm không steroid: aspirin, acetaminophen và diclofenac.
– Thuốc tiêm Steroid: thường sử dụng trong các trường hợp đau nhiều.
>>>>>Xem thêm: Những điều bạn cần biết về rách sụn chêm trong độ 2
Sử dụng thuốc là phương pháp được nhiều người quan tâm trong điều trị vôi hóa
Các loại thuốc sử dụng trong điều trị các bệnh xương khớp thường kéo theo nhiều loại tác dụng phụ ảnh hưởng sang hệ thần kinh, dạ dày, tim mạch,…
Các loại thuốc để giảm đau hay kháng viêm chỉ có thể khắc phục các cơn đau tạm thời không có khả năng trị dứt điểm bệnh. Ngoài ra một số loại thuốc còn có khả năng gây phụ thuộc. Chính vì vậy, người bệnh không nên sử dụng khi chưa có sự cho phép và kê đơn của bác sĩ. Đặc biệt, không nên sử dụng các số loại thuốc đông y quảng cáo tràn lan không rõ nguồn gốc.
3.3. Phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật là biện pháp được áp dụng khi tình hình bệnh đã diễn biến nặng và việc dùng thuốc kết hợp với các phương pháp khác không còn hiệu quả. Mục đích của phẫu thuật là loại bỏ các gai xương ở đốt sống giúp giải phóng các dây thần kinh đang bị chèn ép.
Với y học hiện nay đang có hai hình thức phẫu thuật đó là mổ mở và mổ nội soi:
– Mổ mở: là hình thức phẫu thuật truyền thống. Nhằm loại bỏ sự chèn ép lên rễ thần kinh và giải quyết vấn đề vôi hóa. Tuy nhiên, nó lại tồn tại khá nhiều nguy hiểm như: nhiễm trùng sau mổ, mất máu, tổn thương mô mềm,… Vì vậy, người bệnh nên cân nhắc và tham khảo kĩ ý kiến của bác sĩ.
– Mổ nội soi: là phương pháp mổ không quá lớn, chỉ cần rạch một lỗ nhỏ khoảng 0,5cm đủ cho dụng cụ đi vào. Với phương pháp này, hạn chế được khả năng nhiễm trùng sau mổ và người bệnh cũng nhanh hồi phục hơn, biến chứng xảy ra cũng hạn chế hơn.
Tuy bệnh lý này không quá nguy hiểm tới tính mạng bệnh nhân, nhưng cũng cần được thăm khám và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng xấu xảy ra. Vì vậy, khi nhận thấy cơ thể nhất là các đốt xương có biểu hiện không bình thường, người bệnh cần chủ động đến các cơ sở y tế uy tín để tham khám. Phát hiện sớm vôi hóa giúp bệnh nhân sẽ chủ động hơn trong việc điều trị làm hạn chế các ảnh hưởng đến sức khỏe.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.