Võng mạc mắt là gì? Võng mạc mỏng nhất ở đâu? Vì sao cần bảo vệ võng mạc mắt? Làm thế nào để chăm sóc, bảo vệ võng mạc mắt hiệu quả? Nếu bạn cũng đang có chung thắc mắc trên thì đừng bỏ qua bài viết này để được giải đáp chi tiết nhé.
Bạn đang đọc: Võng mạc mỏng nhất ở đâu và cách bảo vệ võng mạc mắt
1. Võng mạc mắt là gì?
-
Võng mạc là màng trong cùng của nhãn cầu
Trước khi tìm hiểu võng mạc mỏng nhất ở đâu, bạn nên tìm hiểu võng mạc mắt là gì để có cái nhìn bao quát hơn về bộ phận này.
Nhãn cầu của người được cấu tạo gồm 3 lớp màng: màng thớ, màng cơ mạch và màng thần kinh. Trong đó, màng thần kinh (còn có tên gọi phổ biến là võng mạc) chính là màng trong cùng của nhãn cầu và được cấu tạo với 3 phần cơ bản:
– Võng mạc thị giác: Đây là phần võng mạc phần phủ lên sau nhãn cầu, chứa đựng những tế bào thần kinh cảm thụ ánh sáng. Đây là phần cảm thụ chính của bộ phận mắt, mặt ngoài thì liên quan với màng mạch, còn mặt trong thì liên quan với dịch thủy tinh.
– Võng mạc mi thể: Đây là phần võng mạc phủ lên mặt bên trong thể mi, có 1 lớp tế bào thượng bì không sắc tố ở trong và 1 lớp có sắc tố tạo ngoài.
– Võng mạc mống mắt: Đây là phần võng mạc phủ ở mặt sau mống mắt cho đến bờ con ngươi của người. Cả 2 lớp tế bào của võng mạc mống mắt đều có chứa sắc tố.
Võng mạc được ví như một cuốn phim quay chậm, có chức năng bảo vệ và nuôi dưỡng các tế bào thị giác. Do đó, đây cũng chính là bộ phận quan trọng nhất của mắt.
2. Võng mạc mỏng nhất ở đâu?
Với cấu tạo võng mạc mắt như đã chỉ ra ở phần trên, nhiều độc giả thắc mắc vậy võng mạc mỏng nhất ở đâu?
Theo cấu tạo thì võng mạc mắt có giới hạn trước là ở gần mỏm mi, càng tịnh tiến về giới hạn này thì lớp võng mạc mắt càng mỏng hơn và được gọi là miệng thắt của võng mạc. Do đó, đây chính là phần mỏng nhất của võng mạc.
3. Những bệnh lý thường gặp ở võng mạc mắt
Chính bởi đóng vai trò quan trọng nên bộ phận võng mạc mắt dù xảy ra tổn thương nhỏ nhất cũng có thể gây ảnh hưởng lớn đến thị lực của người. Các tổn thương, bệnh lý võng mạc nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời có thể dẫn tới mất đi hoàn toàn thị lực, rất nguy hiểm. Dưới đây là những bệnh lý thường gặp nhất ở võng mạc mắt:
3.1. Bệnh võng mạc đái tháo đường
Bệnh võng mạc đái tháo đường là biến chứng dễ gặp ở người mắc tiểu đường
Đây là một trong những biến chứng có thể gặp phải của bệnh tiểu đường, ảnh hưởng đến sức khỏe của mắt. Nguyên nhân của bệnh là do sự tắc nghẽn các vi mạch nhỏ và sự thoái hóa mô vì kém nuôi dưỡng, hệ quả khiến phù tổ chức, tăng mạch máu bất thường và xuất huyết trong mắt.
Bệnh võng mạc đái tháo đường được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng mù lòa ở nhiều quốc gia phát triển. Bệnh này thường phát triển nếu sau 10-15 năm mắc tiểu đường nhưng không được chẩn đoán và điều trị. Hơn thế, việc điều trị bệnh muộn còn dễ gây ra các tổn thương ở đáy mắt: xuất huyết võng mạc, phù hoàng điểm, xuất huyết dịch kính, bong võng mạc…. Nặng nhất bệnh có thể gây mù lòa.
3.2. Bệnh thoái hóa võng mạc
Bệnh thoái hóa võng mạc hay xuất hiện ở người lớn tuổi và những người bị cận thị nặng. Bệnh có đặc điểm là thường diễn ra âm thầm và phát hiện một cách tình cờ khi đi khám, kiểm tra sức khỏe mắt. Do đó, để ngăn ngừa bệnh lý về mắt này, bạn nên duy trì thói quen khám mắt định kỳ, nhất là với người có tật cận thị.
3.3. Bệnh lý bong rách võng mạc
Tìm hiểu thêm: Quy trình và phương pháp đo kính viễn thị
Bệnh nhân bong võng mạc cần được phát hiện, điều trị kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm
Bong võng mạc là bệnh lý thường xảy ra khi võng mạc bị tách khỏi đáy mắt. Hệ quả sẽ gây ra mất thị lực có thể một phần hoặc toàn bộ, điều này còn tùy thuộc vào mức độ bong ra của võng mạc.
Trường hợp võng mạc bị bong, các tế bào của bộ phận này có thể bị thiếu oxy nghiêm trọng nên người bệnh cần được cấp cứu ngay lập tức. Lý do là vì người bị bong hay rách võng mạc có thể bị mất thị lực vĩnh viễn nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời.
Một số triệu chứng của bong rách võng mạc thường gặp như: mắt nhìn mờ, mất thị lực một phần, xuất hiện nhiều chấm đen trước mắt, cảm giác thấy ánh sáng nhấp nháy ở góc mắt…
3.4. Bệnh võng mạc cao huyết áp
Bệnh võng mạc cao huyết áp thường xảy ra khi huyết áp của người bệnh tăng cao, thành mạch máu võng mạc dày lên dẫn tới làm hẹp lòng mạch máu. Hệ quả khiến lượng máu đưa tới võng mạc bị giảm. Một số trường hợp còn gây hiện tượng phù nề võng mạc, tạo áp lực lên các thần kinh thị giác và dẫn tới nhiều vẫn đề về thị giác.
4. Gợi ý cách bảo vệ võng mạc mắt đơn giản, hiệu quả
>>>>>Xem thêm: Tròng kính Chemi là lựa chọn tốt cho khách hàng
Khám mắt định kỳ là một trong những cách bảo vệ, phòng ngừa các bệnh lý về mắt hiệu quả
Võng mạc là một bộ phận rất quan trọng của mắt, ảnh hưởng nhiều đến thị lực của người bệnh. Do đó, mỗi cá nhân đều nên nâng cao biện pháp chăm sóc để bảo vệ tốt cho mắt nói chung, bộ phận võng mạc nói riêng. Dưới đây là một số cách bảo vệ võng mạc mắt đơn giản, hiệu quả:
– Nên hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trong suốt thời gian dài. Thay vào đó, bạn hãy dừng lại nghỉ ngơi sau mỗi 45 phút làm việc căng thẳng. Khi làm việc, bạn nên ngồi đúng tư thế và đảm bảo màn hình máy tính cách mắt một khoảng vừa phải và ở mức thấp hơn tầm mắt.
– Sử dụng dưỡng mắt hoặc dung dịch nhỏ mắt theo chỉ dẫn của bác sĩ khi bạn cảm thấy mắt mình có biểu hiện bị khô, khó chịu.
– Đeo kính bảo vệ hoặc kính râm khi ra ngoài để bảo vệ mắt khỏi tác động của tia UV và các hạt bụi có hại.
– Bổ sung đủ dưỡng chất như vitamin A, C, E thông qua một chế độ ăn uống lành mạnh và đa dạng để cải thiện sức khỏe mắt.
– Tránh sử dụng rượu và thuốc lá, cũng như các loại thức uống và thực phẩm có hại cho sức khỏe mắt.
– Duy trì vệ sinh mắt sạch sẽ và thực hiện massage nhẹ hàng ngày để kích thích tuần hoàn máu và lưu thông trong mắt.
– Thường xuyên kiểm tra mắt hàng năm để theo dõi thị lực và phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến sức khỏe mắt.
Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc võng mạc mỏng nhất ở đâu, đồng thời gợi ý tới bạn cách chăm sóc, bảo vệ võng mạc mắt khỏi những bệnh lý thường gặp. Hy vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích để chăm sóc, bảo vệ đôi mắt của mình thật đẹp và khỏe mạnh. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì thì hãy liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được các bác sĩ chuyên Khoa Mắt của chúng tôi tư vấn và giải đáp nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.