WBC tăng khi mang thai là hiện tượng rất hay gặp ở các mẹ bầu. Vậy hiện tượng này là gì và nếu WBC tăng trong thai kỳ nguy hiểm như thế nào? Nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
Bạn đang đọc: WBC tăng khi mang thai nguy hiểm như thế nào
1. WBC là gì?
WBC là cụm từ viết tắt của White Blood Cell hay còn gọi là bạch cầu. Bạch cầu là tế bào có chức năng như một phần của hệ thống miễn dịch của cơ thể con người giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng và bệnh tật. WBC là số lượng bạch cầu trong một đơn vị máu (white blood cell). Với một người bình thường thì giá trị WBC trung bình là khoảng 7.000 bạch cầu/mm3 máu (thường thì sẽ dao động từ 4.000 đến 10.000 bạch cầu/ mm3). Số lượng bạch cầu sẽ tăng cao khi mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, bệnh bạch huyết cấp hay mãn tính.
Số lượng bạch cầu sẽ tăng cao khi mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, bệnh bạch huyết cấp hay mãn tính
Nếu trên 8000 bạch cầu/ml là bạch cầu cao. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp bạch cầu tăng quá cao trên 100.000/ml thì chúng ta cần phải nghĩ đến một bệnh khác, đặc biệt là bệnh ung thư của hệ tạo máu hay còn gọi là bạch cầu mạn hoặc bạch cầu cấp.
2. Nguyên nhân gây tăng WBC khi mang thai có thể kể đến
2.1 Do nhiễm trùng
Đây là nguyên nhân chính gây tăng WBC, khi cơ thể bị nhiễm trùng sẽ đột ngột gia tăng việc sản xuất bạch cầu để bảo vệ cơ thể.
2.2 Di truyền
Nếu trong gia đình có người từng bị mắc bệnh bạch cầu cao thì khả năng bạn bị nhiễm bệnh cũng rất cao.
2.3 Rối loạn di truyền
Điển hình là hội chứng Down, hội chứng bloom, Fanconi,…
2.4 Nguyên nhân khác
Những yếu tố gia tăng nguy cơ phát triển bệnh như trong quá trình mang thai mẹ bầu hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, sống trong môi trường bức xạ, tiếp xúc với nhiều hóa chất như thuốc trừ sâu, benzen,…
Trong một số trường hợp hiếm gặp nguyên nhân gây bệnh có thể là do bệnh tủy xương và bệnh tự miễn dịch.
WBC tăng khi mang thai là hiện tượng rất hay gặp ở các mẹ bầu
3. Dấu hiệu chứng tỏ bị tăng WBC
Về dấu hiệu bệnh tùy thuộc vào mức độ và nguyên nhân gây bệnh mà người bệnh sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Cụ thể:
– Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, tụt cân không rõ nguyên nhân và kèm theo đó là những cảm giác khó chịu, căng thẳng… hoặc có những biểu hiện chung việc sức khỏe không ổn định.
– Người bệnh hay bị sốt vặt không rõ nguyên nhân, kèm theo đó là sự xuất hiện của hiện tượng nhiễm trùng có trên cơ thể.
– Khó thở, yếu cơ, vết thương khó lành, xuất hiện có vết bầm tím trên cơ thể mặc dù không bị va đập
– Chảy máu cam bất thường và không rõ nguyên nhân.
Để biết được có phải bị tăng WCB hay không các mẹ cần phải đi làm xét nghiệm máu. Việc xét nghiệm này sẽ loại trừ trường hợp nguy hiểm như bạch cầu cấp hay ung thư máu…
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và cách điều trị hôi miệng sau sinh mẹ bỉm cần nắm rõ!
Chế độ sinh dưỡng khoa học giúp mẹ bầu ổn định sức khỏe khi WBC tăng
4. WBC tăng khi mang thai nguy hiểm như thế nào?
– Chỉ số bạch cầu ở phụ nữ mang thai thường cao hơn lúc chưa mang thai nên mẹ bầu không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, các mẹ cần phải cẩn thận khi gặp phải hiện tượng này để tránh bị nhiễm trùng máu.
– Đặc biệt các mẹ bầu cần phải lưu ý khi WBC tăng quá cao, bởi khi đó có thể dẫn đến tình trạng nhiễm độc thai nghén. Hiện tượng này có thể gây sụt cân, mất nước, tiền sản giật và nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại những di chứng nặng nề như cao huyết áp, viêm thận, liệt nửa người,…
– Ở giai đoạn cuối thai kỳ, WBC tăng có thể dẫn đến sinh non, thai nhi bị nhiễm độc thai kỳ, em bé sinh ra kém phát triển, hệ miễn dịch yếu gây nên một số dị tật bẩm sinh.
– Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạch cầu cao khi mang thai là do các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc trong những trường hợp nhiễm khuẩn một cơ quan nào đó trong cơ thể.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp vấn đề tẩy trắng răng được bao lâu
Tham khảo tư vấn của bác sĩ để có một thai kỳ khỏe mạnh
Để tránh hiện tượng WBC tăng trong khi mang thai các mẹ nên bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, bổ sung đạm bằng cách tăng cường rau xanh và những loại hoa quả. Nếu muốn khắc phục hiện tượng này thì cần phải tìm được nguyên nhân gây viêm trên cơ thể, từ đó mới có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.