Xạ trị ung thư vòm họng

Xạ trị ung thư vòm họng là một trong những phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân ung thư vòm họng. Tùy từng trường hợp cụ thể mà liều lượng cũng như thời gian xạ trị có thể khác nhau ở mỗi bệnh nhân ung thư.

Bạn đang đọc: Xạ trị ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là bệnh đứng đầu trong các bệnh ung thư vùng tai mũi họng – đầu mặt cổ. Các triệu chứng ung thư vòm họng rất phức tạp, đa số là các triệu chứng muộn của các cơ quan xung quanh như tai, mũi, hạch, thần kinh… Ở giai đoạn tiến triển, bệnh có một số triệu chứng như đau đầu, ù tai, ngạt mũi, nổi hạch góc hàm, liệt dây thần kinh sọ não…

Có thể bạn rất quan tâm:

ung thư vòm họng sống được bao lâu

bệnh ung thư vòm họng có lây không

1. Mục đích xạ trị ung thư vòm họng

Xạ trị ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng nhạy cảm với tia xạ

Lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như loại ung thư, giai đoạn tiến triển khối u, thể trạng, độ tuổi cũng như mong muốn điều trị của người bệnh…

Ung thư vòm họng là một trong những bệnh ung thư rất nhạy cảm với tia xạ, vì vậy nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, kết quả điều trị sẽ rất tốt và bệnh nhân có thể kéo dài nhiều thời gian sống. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người mà liều lượng cũng như thời gian xạ trị ung thư vòm họng có thể khác nhau.

Các trường hợp u nguyên phát, hạch góc hàm, hạch cổ giữa, dưới và thượng đòn đều được điều trị bằng phương pháp này. Xạ trị nhằm mục tiêu tiêu diệt, làm nhỏ khối u.

Ngoài điều trị bằng tia xạ, hóa trị và phẫu thuật thường được kết hợp. Phẫu thuật thường được chỉ định để lấy hạch còn sót lại sau phẫu thuật.

2. Một số tác dụng phụ sau xạ trị ung thư vòm họng

Tác dụng phụ trong điều trị bệnh ung thư là không thể tránh khỏi, xạ trị cũng không ngoại lệ. Ngoài tác động đến các khối u, hạch, xạ trị cũng có thể ảnh hưởng đến một số tổ chức lành. Các tác dụng phụ có thể thấy sau 1 – 2 tuần điều trị tia xạ và giảm sau kết thúc điều trị một thời gian.

Một số tác dụng phụ sau xạ trị ung thư vòm họng là:

  • Phát ban da
  • Khô da
  • Rụng tóc
  • Khó chịu ở miệng, đỏ loét niêm mạc
  • Cảm giác hàm bị xơ cứng
  • Mắt có cảm giác mờ do một số dây thần kinh có thể bị ảnh hưởng…

Hẫu hết, tác dụng phụ sau điều trị sẽ được bác sĩ báo trước cho bệnh nhân để tránh tâm lý hoang mang cho người bệnh. Có một số biểu hiện cần sự can thiệp y tế nhưng cũng có một số tác dụng phụ tự biến mất sau một thời gian kết thúc điều trị.

Trường hợp xạ trị có ảnh hưởng đến thanh quản gây ngạt thở, bác sĩ sẽ đánh giá tình hình để mở khí quản dự phòng hoặc mở khí quản cấp cứu khi cần thiết.

Tìm hiểu thêm: Rối loạn tiêu hóa khi mang thai – nỗi ám ảnh của các mẹ bầu

Xạ trị ung thư vòm họng

>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Viêm lợi có ăn được rau muống không?

TS. BS Lim Hong Liang trực tiếp lên phác đồ điều trị cho bệnh nhân ung thư vòm họng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *