Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bị ung thư phổi

Đối với bệnh nhân ung thư phổi, bên cạnh việc sử dụng các phương pháp điều trị được bác sĩ chỉ định thì chế độ ăn cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Ăn uống đúng cách có thể giúp người bệnh đảm bảo sức khỏe để hồi phục, ngược lại ăn uống không đúng cách lại khiến bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bị ung thư phổi một cách hợp lý nhất bạn nhé!

Bạn đang đọc: Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bị ung thư phổi

1. Bổ sung dinh dưỡng cho người bị ung thư phổi

Khi điều trị ung thư phổi, đặc biệt là bằng hóa trị thì người bệnh rất dễ cảm thấy suy giảm vị giác, không có cảm giác thèm ăn, ăn không ngon miệng. Tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ làm cho người bệnh không có đủ dinh dưỡng để tiếp nhận điều trị và cản trở quá trình hồi phục.

Do đó, gia đình và người thân cần chú ý bổ sung đa dạng các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và phù hợp với khẩu vị của người bệnh trong thời gian điều trị nội trú hay chăm sóc tại nhà.

Dưới đây là những loại thực phẩm cần thiết nên được góp mặt trong thực đơn hàng ngày của bệnh nhân ung thư phổi:

1.1. Trái cây và các loại rau xanh

Một số loại rau trái giàu chất chống oxy hóa và vitamin C như rau bina, các loại cải, cà chua, trà xanh, cam, bưởi,… có thể hạn chế quá trình phát triển của tế bào ung thư và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Bệnh nhân ung thư phổi được khuyến khích nên uống 1-2 tách trà xanh mỗi ngày bởi hàm lượng polyphenols cao, đây là một chất chống oxy hóa rất tốt.

1.2. Sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa, sữa chua, phô mai cung cấp hàm lượng canxi và protein dồi dào cho cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa trong các bữa phụ của người bị ung thư phổi là việc làm hoàn toàn cần thiết.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bị ung thư phổi

Người bị ung thư phổi nên bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa

1.3. Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt là loại thực phẩm rất giàu chất xơ và có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với ngũ cốc đã qua tinh chế. Ngoài ra, các loại vitamin và khoáng chất chống oxy hóa có trong ngũ cốc nguyên hạt cũng được chứng minh là có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và ung thư.

1.4. Các loại chất béo thực vật

Đây là nguồn chất béo vô cùng có lợi cho cơ thể, giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ và chuyển hóa dưỡng chất, ngăn ngừa tình trạng giảm cân đột ngột ở người bị ung thư phổi. Chất béo thực vật có thể được tìm thấy trong dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu lạc, bơ,…

1.5. Thực phẩm giàu protein

Các loại thực phẩm có chứa nhiều protein (đạm) rất có lợi cho người bị ung thư phổi, nhất là sau khi thực hiện phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị bởi chúng có khả năng làm giảm nguy cơ suy giảm khối cơ hoặc sụt cân ở người bệnh.

Chất đạm cũng là thành phần chính để tạo nên kháng thể, giúp các vết thương chóng lành và thúc đẩy hệ thống miễn dịch phục hồi nhanh hơn.

Thực phẩm giàu protein được khuyến khích bổ sung trong bữa ăn của người bị ung thư phổi là protein động vật (có trong thịt, cá, trứng, sữa) và protein thực vật (có trong các loại đỗ, vừng, đậu).

1.6. Các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa

Bệnh nhân ung thư phổi cũng nên ăn các loại thức ăn mềm, có dạng lỏng như súp, cháo,… để cơ thể dễ hấp thụ.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bị ung thư phổi

Cháo là món ăn an toàn và dễ tiêu hóa

2. Thực phẩm người bị ung thư phổi nên tránh

Bên cạnh các loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân ung thư phổi đã nêu ở trên, một số loại thực phẩm có thể khiến bệnh ngày càng tồi tệ hơn. Người bệnh cần ghi nhớ và tuyệt đối tránh xa những cái tên sau:

2.1. Không hút thuốc, không uống rượu bia

Thuốc lá và các đồ uống có chứa cồn như rượu, bia,… được coi là nguyên nhân chính gây ra ung thư phổi và khiến khối u phát triển nhanh hơn. Vì vậy, trong suốt quá trình điều trị bệnh, người bị ung thư phổi không được hút thuốc lá hay uống rượu bia.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư tuyến nước bọt

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bị ung thư phổi

Bệnh nhân ung thư phổi cần tuyệt đối tránh xa thuốc lá và khói thuốc lá

2.2. Tránh các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ

Người bị ung thư phổi cũng nên tránh ăn các món có quá nhiều dầu mỡ và chất béo động vật như đồ chiên rán và thức ăn nhanh. Lý do là vì chúng dễ làm bệnh nhân đầy bụng, khó tiêu, nhanh ngán, đặc biệt là ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh.

2.3. Hạn chế ăn hải sản

Hải sản có thể khiến tình trạng ho của người bệnh nặng hơn, thậm chí gây nên hiện tượng dị ứng. Do đó bệnh nhân ung thư phổi nên hạn chế ăn các loại hải sản như tôm, cua, cá.

2.4. Thức ăn cay nóng, đồ nướng, đồ hun khói

Bệnh nhân ung thư phổi không nên ăn các loại thực phẩm này bởi đây chúng có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, dễ làm bệnh nặng thêm và tái phát.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bị ung thư phổi

>>>>>Xem thêm: Bọc răng sứ Venus có phải lựa chọn tối ưu?

Đồ nướng rất bắt mắt và hấp dẫn nhưng không có lợi cho bệnh nhân ung thư phổi

3. Một số lưu ý khác về dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi

– Không tự ý nhịn ăn, kiêng ăn quá nhiều loại thực phẩm

– Ăn đủ dinh dưỡng, bổ sung đạm và năng lượng, không ăn quá nhiều

– Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để tiêu hóa và hấp thụ tốt hơn

– Không nên ăn hoặc uống các loại thực phẩm lạnh

– Tránh uống nước trong khi ăn, nên uống trước hoặc sau ăn 30 phút

– Nên thay đổi cách chế biến và trình bày thức ăn để tăng cảm giác thèm ăn

Trên đây là một số lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho người bị ung thư phổi. Để xây dựng được chế độ ăn uống hiệu quả phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của mình, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *