Chữa sỏi bàng quang tùy thuộc vào các yếu tố như: kích thước, vị trí, số lượng sỏi cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh. Hiện có 3 phương pháp chính được áp dụng phổ biến trong điều trị loại sỏi này: điều trị nội khoa kết hợp chế độ sinh hoạt, tán sỏi và mổ lấy sỏi. Mời các bạn cùng tìm hiểu thông tin về các cách làm sạch sỏi bàng quang trong bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Xem ngay 3 cách chữa sỏi bàng quang phổ biến hiện nay
Sỏi bàng quang là một trong những loại sỏi tiết niệu thường gặp.
1. Chữa sỏi bàng quang như thế nào?
Sỏi bàng quang có thể được hình thành từ sự tích tụ của các khoáng chất từ nước tiểu trong lòng bàng quang. Sỏi bàng quang cũng có thể do sỏi từ hệ tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản) rơi xuống.
Để chữa sỏi bàng quang, người bệnh cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra tình trạng sỏi. Từ đó bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp. Mục tiêu của điều trị là loại bỏ hết sỏi, chấm dứt các triệu chứng khó chịu đồng thời ngăn chặn các biến chứng gây nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh.
2. Điều trị nội khoa kết hợp điều chỉnh chế độ sinh hoạt
Đây là cách chữa sỏi bàng quang kích thước nhỏ, người bệnh can thiệp sớm ngay khi vừa mới phát hiện. Bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc như thuốc kháng sinh (chống viêm, ngăn ngừa nhiễm khuẩn), thuốc giãn cơ trơn (giúp tăng cường hoạt động của hệ tiết niệu), thuốc giảm đau (giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu cho người bệnh)…
Người bệnh được tư vấn uống thật nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, tăng cường thể dục, thể thao… để thúc đẩy đào thải sỏi bàng quang ra khỏi cơ thể bằng đường tiểu.
3. Điều trị ngoại khoa chữa sỏi bàng quang
Trường hợp sỏi bàng quang kích thước lớn, cần can thiệp ngoại khoa mới có thể làm sạch sỏi. Hiện có 2 phương pháp chính là: tán sỏi và phẫu thuật lấy sỏi.
3.1. Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser chữa sỏi bàng quang
Đây là phương pháp được đánh giá tối ưu nhất trong điều trị sỏi bàng quang. Phương pháp này có ưu điểm: ít đau, không có vết mổ, có thể ra viện sau 24h, tốc độ phục hồi nhanh, hầu như không ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận.
Để thực hiện tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser, người bệnh thường sẽ được gây tê tủy sống nên hoàn toàn không có cảm giác đau nhưng vẫn tỉnh táo, có thể quan sát quá trình điều trị. Bác sĩ sẽ tiến hành đưa ống nội soi đi ngược từ lỗ tiểu lên niệu đạo đến bàng quang, tiếp cận với sỏi. Sau đó sử dụng tia laser công nghệ cao bắn vỡ sỏi thành vụn nhỏ. Vụn sỏi sẽ được hút bỏ ra ngoài theo đường tiểu.
Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser chỉ định cho các trường hợp sỏi bàng quang >1cm hoặc
Tìm hiểu thêm: Những chỉ định điều trị sỏi thận cần lưu ý
Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser giúp làm sạch sỏi bàng quang nhanh, ít đau, không có vết mổ, ra viện sớm.
3.2. Phẫu thuật chữa sỏi bàng quang kích thước rất lớn
Phẫu thuật thường được áp dụng cho những trường hợp sỏi bàng quang có kích thước quá lớn , không thể thực hiện tán sỏi; người bệnh có sỏi bàng quang kèm theo các bệnh lý khác như hẹp niệu đạo, u xơ tiền liệt tuyến, túi thừa bàng quang.
Phương pháp này được đánh giá là đơn giản, loại bỏ sỏi nhanh chóng nhưng người bệnh sẽ mất nhiều thời gian để phục hồi do vết mổ dài gây đau, để lại sẹo.
4. Những lưu ý khi chữa sỏi bàng quang
Người bệnh cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác, tư vấn cách điều trị phù hợp.
– Nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, giàu kinh nghiệm.
– Tuyệt đối không tự ý thuốc các loại thuốc nam (lá, rễ cây…) không rõ nguồn gốc. Các loại thuốc chưa được kiểm chứng khoa học rõ ràng không những không loại bỏ sỏi mà còn có thể khiến cho tình trạng bệnh nặng nề hơn.
– Trường hợp sỏi kích thước lớn thì việc điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả. Thuốc chỉ có thể làm giảm triệu chứng, không thể làm tan sỏi. Sử dụng thuốc trong thời gian dài sẽ làm tăng áp lực giải độc lên gan, thận.
– Tuy nhiên cũng đừng vì sợ phải mổ mà chần chừ điều trị. Sỏi bàng quang hiện nay có thể được điều trị rất hiệu quả và nhẹ nhàng bằng phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser. Người bệnh ít đau, không phải chịu bất cứ vết mổ nào mà vẫn sạch sỏi nhanh.
– Sau khi điều trị thành công sỏi bàng quang, tuyệt đối không được chủ quan rằng sẽ không bao giờ bị sỏi “làm phiền” nữa. Sỏi vẫn có nguy cơ tái phát trở lại nếu bạn không có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học.
>>>>>Xem thêm: Đánh giá suy thận qua creatinin trong cơ thể
Uống nhiều nước là cách đơn giản để phòng ngừa sỏi bàng quang.
5. Vì sao nên chữa sỏi bàng quang sớm?
Sỏi bàng quang cũng như bất cứ bệnh lý nào, càng điều trị sớm thì càng nhẹ nhàng, người bệnh không phải chịu nhiều đau đớn, tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
Ví dụ nếu thăm khám và xử lý ngay khi sỏi còn nhỏ, bạn có thể chỉ cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt. Ngược lại nếu chờ sỏi to sẽ phải mổ mở gây đau đớn, nằm viện dài ngày và tốn kém.
Chưa kể sỏi bàng quang để kéo dài sẽ ngày càng gia tăng kích thước, đe dọa gây nhiều biến chứng cho sức khỏe như:
– Nhiễm trùng đường tiết niệu.
– Gây rối loạn chức năng bàng quang: sỏi bàng quang không điều trị trong thời gian dài có thể gây ra những vấn đề về tiết niệu như đau khi tiểu, tiểu nhiều…
6. Dấu hiệu cảnh báo bạn cần chữa sỏi bàng quang
Như vậy để không gặp phải các biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên thăm khám và điều trị ngay khi có các dấu hiệu mắc sỏi:
– Đau, có cảm giác khó chịu vùng bụng dưới
– Đau khi tiểu
– Đi tiểu thường xuyên
– Tiểu rắt, tiểu bí
– Có lẫn máu trong nước tiểu
– Nước tiểu đục hoặc có màu sẫm bất thường
Trong nhiều trường hợp, sỏi bàng quang phát triển âm thầm, không gây ra triệu chứng gì cho đến khi sỏi quá lớn, gây kích thích thành bàng quang và ngăn cản dòng chảy của nước tiểu. Do đó chúng ta cần thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bất thường. Thông qua một số xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh như siêu âm ổ bụng, bác sĩ có thể phát hiện sỏi sớm, khi chưa có triệu chứng.
Trên đây là những thông tin về cách chữa sỏi bàng quang và lưu ý khi điều trị. Hy vọng người bệnh có thêm thông tin để chủ động thăm khám, xử lý sạch sỏi sớm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.