Xét nghiệm cúm A là cách duy nhất chính xác khi muốn xác định bạn có mắc cúm A hay không. Nếu chỉ dựa vào biểu hiện của bệnh, rất có khả năng nhầm lẫn sang những bệnh cúm tương tự do biểu hiện của cúm A không quá đặc biệt. Điều đó có thể dẫn đến điều trị sai hướng, chậm trễ trong điều trị và làm tăng nguy cơ biến chứng và trở nặng ở cúm A. Vậy hiện tại có những loại xét nghiệm nào có độ chính xác cao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ thông tin này nhé!
Bạn đang đọc: Xét nghiệm cúm A: Chẩn đoán chính xác, điều trị kịp thời
1. Những điều cơ bản về cúm A
Cúm A là bệnh lý nhiễm trùng hô hấp do virus cúm nhóm A gây nên
Bệnh cúm nói chung là bệnh lý nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Hiện nay trên thế giới xác định có 3 chủng virus cúm là A, B và C. Tuy nhiên phổ biến nhất tại Việt Nam là cúm A với tần xuất phát triển thành dịch bệnh lớn, nhỏ gần như là mỗi năm.
– Virus cúm B: Thường chỉ phát hiện thấy và chỉ lây lan ở người nhưng lại ít gây thành dịch như virus cúm A.
– Virus cúm C: Virus cúm C không gây thành dịch và thường có triệu chứng rất nhẹ, không đáng kể.
Có sức tồn tại mạnh mẽ, virus cúm A có thể tồn tại hàng giờ ở ngoài trời, nhất là khi thời tiết lạnh và độ ẩm thấp. Thậm chí ở nhiệt độ 0 – 4 độ C, virus cúm A vẫn có thể sống sót được vài tuần.
Hơn thế nữa, virus cúm A có khả năng lây lan rất dễ dàng, nhanh chóng qua đường hô hấp hoặc dịch tiết giữa người bệnh và người khỏe mạnh. Không chỉ lây từ người sang người, virus cúm A còn có thể gây nhiễm từ các loài động vật có vú (như lợn và ngựa), các loài chim và gia cầm sang người. Vì thế, ngăn chặn sự lây lan virus cúm A để nó không phát triển thành dịch bệnh là rất quan trọng.
2. Những triệu chứng thường gặp khi mắc cúm A
Do không có biểu hiện nào đặc trưng nên cúm A thường bị nhầm với các loại cúm khác hoặc cảm lạnh thông thường dù các triệu chứng của cúm A nghiêm trọng hơn và dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
Hầu hết thời gian ủ bệnh khi nhiễm virus cúm A sẽ khá ngắn, thường là từ 1-5 ngày, trung bình là 2 ngày. Thời điểm người bệnh có khả năng lây bệnh cao nhất là trong giai đoạn đào thải virus:
– Khoảng 1-2 ngày trước khi có triệu chứng khởi phát
– Sau khi có triệu chứng lâm sàng 3-5 ngày
Các biểu hiện của cúm A trên người bệnh tương tự ở cảm cúm thông thường nhưng kèm theo một số dấu hiệu nguy hiểm hơn như:
– Sốt cao liên tục trên 39 độ C kèm đau đầu.
– Đau mỏi cơ thể, đau tăng khi ho
– Tức ngực, tim đập nhanh
– Nhịp thở thanh, suy hô hấp
– Viêm màng kết.
Do diễn biến bệnh nhanh và tính chất rất nghiêm trọng, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, cúm A sẽ dẫn đến suy hô hấp cấp, viêm phổi nặng, suy các phủ tạng và có thể tử vong.
3. Khi nào nên thực hiện xét nghiệm cúm A?
Không có thời điểm cụ thể nào để chắc chắn rằng nên thực hiện xét nghiệm cúm A. Nếu trong giai đoạn dịch bệnh cúm A đang bùng phát, việc xét nghiệm bệnh nên thực hiện khi:
– Tiếp xúc gần trong thời gian dài cùng người nhiễm bệnh và có dấu hiệu sốt.
– Nghi ngờ nhiễm bệnh với các triệu chứng: sốt cao, đau họng, gai rét, viêm long đường hô hấp hoặc viêm phổi, suy hô hấp cũng có thể là biến chứng do nhiễm cúm A.
– Phụ nữ có ý định mang thai, cần kiểm tra tình trạng miễn dịch hoặc chưa có miễn dịch do chưa tiêm vắc xin.
– Sốt rét, gai người, mệt mỏi uể oải.
Nếu không biết đã tiếp xúc với người nhiễm bệnh, tất cả các triệu chứng trên đều có thể nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường và cúm. Chính vì vậy, xét nghiệm bệnh được xem là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán chính xác cúm A.
4. Các loại xét nghiệm cúm A
Để chẩn đoán được bệnh nhân có nhiễm cúm A không, có nhiều loại xét nghiệm với độ nhạy, độ đặc hiệu khác nhau giúp bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác bệnh cúm.
Độ nhạy và độ đặc hiệu của từng loại xét nghiệm có thể thay đổi tùy theo loại sinh phẩm và kỹ thuật tại cơ sở thực hiện xét nghiệm. Để xét nghiệm cúm có độ nhạy, độ đặc hiệu và chính xác cao, các xét nghiệm phải được thực hiện trong các phòng thí nghiệm chuyên ngành đủ điều kiện.
4.1 Xét nghiệm kháng nguyên nhanh (RIDTs):
Xét nghiệm kháng nguyên nhanh là phương pháp cho kết quả nhanh chóng chỉ trong 10-15 phút và chi phí thấp. Tuy nhiên có thể có tỉ lệ rủi ro nhất định cho kết quả không chính xác hoàn toàn do hiệu suất của phụ thuộc nhiều vào nhiều yếu tố.
Xét nghiệm RIDTs có khả năng phát hiện sự hiện diện của kháng nguyên virus trong mẫu (chính xác nhất trong 4 ngày kể từ khi có triệu chứng) với độ nhạy 70%.
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả khi trẻ viêm phế quản
Xét nghiệm kháng nguyên nhanh RIDTs là phương pháp nhanh gọn với chi phí hợp lý
Do có độ nhạy và độ đặc hiệu thấp nên trong một số trường hợp nếu xét nghiệm ra kết quả âm tính vẫn cần kết hợp với các phương pháp khác để có kết quả bệnh chính xác nhất.
– Kết quả âm tính: Tại vị trí hiện kết quả chỉ xuất hiện 1 vạch màu đỏ tía tại kí hiệu “C” cho biết kết quả âm tính – trong mẫu thử không xuất hiện kháng nguyên virus.
– Kết quả dương tính: Tại vị trí hiện kết quả xuất hiện 2 vạch màu đỏ tía tại cả kí hiệu “C” và “T” không phân biệt vạch nào xuất hiện trước cho thấy kết quả dương tính – trong mẫu thử có kháng nguyên virus.
– Kết quả không có giá trị: Nếu vạch màu đỏ không xuất hiện hoặc xuất hiện 1 vạch nhưng tại vị trí kí hiệu “T”, kết quả được xem là không có giá trị. Trường hợp này có thể do quy trình thực hiện xét nghiệm không đúng hoặc test thử bị hỏng.
4.2 Xét nghiệm cúm A theo phương pháp RT-PCR:
Xét nghiệm này có độ đặc hiệu cao >95%, độ nhạy cao >99%, có thể sử dụng để đồng thời xác định và phân loại virus.
PCR là phương pháp xét nghiệm có độ nhạy và độ đặc trưng cao nhất để tìm kiếm virus cúm trong mẫu bệnh phẩm. Phương pháp này cho kết quả sau khoảng 4-6 giờ, có độ nhạy cao và có khả năng phân biệt nhanh giữa các loại cúm.
Trong chẩn đoán bệnh cúm nói chung và cúm do virus cúm A nói riêng, xét nghiệm RT-PCR vẫn là xét nghiệm tiêu chuẩn cho kết quả chính xác. Nhất là các trường hợp bệnh phức tạp hoặc hệ miễn dịch cơ thể người bệnh đang suy yếu, cần sớm thực hiện xét nghiệm này để phân biệt chủng cúm gây bệnh.
4.3 Xét nghiệm cúm A bằng miễn dịch huỳnh quang:
Xét nghiệm này có độ nhạy và độ đặc hiệu thấp hơn, nhưng cho kết quả trong vài giờ sau khi nhận mẫu. Hiệu suất của xét nghiệm này phụ thuộc vào chuyên môn của kỹ thuật viên phòng thí nghiệm và chất lượng của mẫu bệnh phẩm thu thập được.
4.4 Phương pháp xét nghiệm phân lập virus:
Phương pháp này có độ đặc hiệu cao > 95%, có khả năng mô tả đặc điểm của các loại virus mới, cho phép giám sát độ nhạy và sự trôi dạt của kháng nguyên.
Đây không phải là xét nghiệm sàng lọc, nhưng rất hữu ích trong thời gian hoạt động của cúm. Phương pháp xét nghiệm này nên thực hiện trên mẫu bệnh phẩm thu thập của người bệnh trong vòng 5 ngày sau khi có dấu hiệu, đặc biệt là những người có yếu tố dịch tễ với cúm A.
4.5 Xét nghiệm huyết thanh:
Đây là loại xét nghiệm thường không được khuyến cáo để phát hiện virus cúm ở người bệnh, phục vụ cho việc kiểm soát bệnh cấp tính. Kết quả của xét nghiệm huyết thanh chỉ hữu ích cho chẩn đoán hồi cứu và cho các mục đích nghiên cứu.
>>>>>Xem thêm: Bệnh còi xương thể bụ ở trẻ em: Cách nhận biết và xử lý sớm
Xét nghiệm cúm A ngay khi có triệu chứng và nghi ngờ nhiễm bệnh sẽ đem lại hiệu quả điều tri tốt nhất
Việc xét nghiệm cúm A để chẩn đoán bệnh có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện sớm bệnh, từ đó bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc điều trị hỗ trợ và lựa chọn liệu pháp kháng virus phù hợp với chủng cúm gây bệnh. Không chỉ vậy, nhờ việc chẩn đoán kịp thời bệnh nhân sẽ được cách ly và điều trị, do đó hạn chế được nguy cơ biến chứng và giảm thiểu khả năng lây lan ra cộng đồng tạo thành dịch.
Tuy nhiên, để có kết quả xét nghiệm cúm A nhanh chóng, chính xác, hỗ trợ điều trị cúm hiệu quả, đặc biệt ở trẻ nhỏ hoặc người có hệ miễn dịch yếu, chúng ta nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín với trang thiết bị máy móc hiện đại để thực hiện xét nghiệm cũng như thăm khám và chữa trị.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.