Xét nghiệm Double test giá bao nhiêu?

Xét nghiệm Double test thường được thực hiện trong quý đầu của thai kỳ giúp sớm phát hiện được các nguy cơ dị tật bào thai, từ đó có hướng xử trí kịp thời. Xét nghiệm Double test thực hiện như thế nào? Xét nghiệm Double test giá bao nhiêu là những vấn đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm.

Bạn đang đọc: Xét nghiệm Double test giá bao nhiêu?

1. Phương pháp xét nghiệm Double test

Xét nghiệm Double test là một trong những xét nghiệm quan trọng và cần thiết trong thai kỳ. Xét nghiệm này được thực hiện bằng phương pháp lấy máu, sau đó cho ra kết quả chỉ số cần xét nghiệm kết hợp với chỉ số mờ da gáy khi siêu âm để tính ra nguy cơ bệnh của thai.

Xét nghiệm Double test giá bao nhiêu?

Xét nghiệm Double test có thể dự đoán nguy cơ dị tật của thai nhi trong những tháng đầu tiên của thai kỳ.

Phương pháp xét nghiệm Double test được thực hiện ở quý 1 của thai kỳ, đây là xét nghiệm sàng lọc sử dụng các xét nghiệm hóa sinh như định lượng beta hCG tự do và PAPP-A trong máu thai phụ, đo độ mờ da gáy bằng siêu âm, tuổi mẹ, tuổi thai,.. từ đó đưa ra đánh giá một số nguy cơ mắc các hội chứng Down, Edward hoặc Patau.

Xét nghiệm Double test là cách để tìm ra nguy cơ của 2 nhóm là hội chứng Down, Tam NST 13 hay 18.  Double test bằng cách lấy máu mẹ, từ đó có được chỉ số cần xét nghiệm, kết hợp với chỉ số độ mờ da gáy khi siêu âm để tính ra nguy cơ bệnh của thai.

Xét nghiệm Double test không có khả năng phát hiện ra tất cả các dị tật NST, nó chỉ cảnh báo thai có nguy cơ tăng đối với một số dị tật nêu trên. Nếu Double test chỉ ra nguy cơ dị tật bẩm sinh cao, cần phải tiến hành chẩn đoán xác định bằng sinh thiết nhung mao màng đệm nhau thai. Nếu thai có nguy cơ dị tật bẩm sinh ở mức ranh giới cần thực hiện Triple test ở quý II của thai kỳ để đánh giá mức độ nguy cơ rõ ràng hơn.

2. Khi nào nên làm xét nghiệm Double test

Có rất nhiều sản phụ, trong giai đoạn đầu của thai kỳ được các bác sĩ chỉ định thực hiện các loại xét nghiệm, trong đó có Double test. Xét nghiệm này sẽ được thực hiện với mọi mẹ bầu trong quý đầu của thai kỳ, và chính xác nhất ở giai đoạn từ 11 tuần 2 ngày đến 13 tuần 6 ngày. Thực hiện trước hoặc sau thời gian này, kết quả mang lại có thể không còn chính xác nữa. Do vậy, đây chính là mốc thời điểm vàng để sàng lọc dị tật ở thai nhi.

Tìm hiểu thêm: Siêu âm phụ khoa phát hiện được những bệnh nào?

Xét nghiệm Double test giá bao nhiêu?

Tất cả mẹ bầu đều nên làm xét nghiệm Double test, đặc biệt những người trên 35 tuổi hoặc có yếu tố nguy cơ cao.

Đặc biệt là với những mẹ bầu có tiền sử gia đình có người bị dị tật bẩm sinh, thai phụ trên 35 tuổi, đang trong quá trình sử dụng thuốc hoặc hóa chất có thể gây hại cho thai nhi, mẹ bầu bị bệnh tiểu đường và có sử dụng insulin, nhiễm virus trong thời kỳ mang thai và những trường hợp có đồ mờ da gáy gần như giá trị ngưỡng trên 3mm thì cần phải làm Double test để giúp đánh giá chính xác hơn nguy cơ bị hội chứng Down.

3. Xét nghiệm Double test giá bao nhiêu?

Giá xét nghiệm sẽ phụ thuộc vào từng cơ sở y tế, đặc biệt là chi phí cho xét nghiệm ở bệnh viện tư sẽ cao hơn bệnh viện công. Bù lại, mẹ bầu sẽ không phải chờ đợi lâu, được phục vụ tốt hơn.

Tại Bệnh viện ĐKQT chi phí xét nghiệm Double test là 1 triệu đồng. Và khi thực hiện xét nghiệm này thì trong vòng khoảng 3-7 ngày sẽ có kết quả, các bác sĩ sẽ căn cứ vào đó đó sẽ chỉ định mẹ bầu cần phải làm gì trong thời gian tới.

Xét nghiệm Double test giá bao nhiêu?

>>>>>Xem thêm: U xơ tử cung kiêng gì và nên ăn gì để hạn chế sự phát triển của u?

Tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc chi phí xét nghiệm Double test là 1 triệu đồng.

Quy tụ đội ngũ bác sĩ sản khoa đầu ngành cùng với sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại sẽ cho kết quả xét nghiệm Double test đạt tỷ lệ chính xác cao nên các mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm khi thực hiện xét nghiệm Double test tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc. Ngoài ra, khi đăng ký Thai sản trọn gói mẹ bầu sẽ được hưởng thêm nhiều quyền lợi và ưu đãi hấp dẫn khác như thăm khám đầy đủ, cẩn thận, miễn phí đồ dùng trong suốt thời gian lưu viện, chăm sóc đặc biệt 24/24,…

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *