Xét nghiệm hơi thở C13 tìm vi khuẩn HP thực hiện khi nào?

Xét nghiệm hơi thở C13 là một trong những xét nghiệm vi khuẩn HP được áp dụng phổ biến hiện nay. Đây là phương pháp không xâm lấn, không đau, thực hiện dễ dàng nhanh chóng, cho kết quả chẩn đoán có độ chính xác cao. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về phương pháp này và những trường hợp thực hiện xét nghiệm HP C13.

Bạn đang đọc: Xét nghiệm hơi thở C13 tìm vi khuẩn HP thực hiện khi nào?

1. Tìm hiểu về xét nghiệm hơi thở C13

1.1. Cơ chế phát hiện vi khuẩn HP từ xét nghiệm hơi thở C13

Để xác định có hay không hoạt động của vi khuẩn HP sẽ dựa trên sự có mặt của men Urease (là loại men do vi khuẩn HP tiết ra). Người bệnh sẽ được uống một viên thuốc hoặc dung dịch có chứa Urea gắn kèm phân tử Cacbon đồng vị C13. Nếu có mặt men Urease trong phản ứng, men sẽ thủy phân Urea thành Amoniac và khí CO2 (với phân tử C13) sinh ra. Khí này sẽ được hấp thu vào máu vào đào thải qua phổi. Sau đó, ta sẽ đo lượng CO2 (với phân tử C13) thải ra trong hơi thở của người thử để từ đó xác định về hoạt động của vi khuẩn HP trong dạ dày.

1.2. Đọc kết quả xét nghiệm hơi thở C13

Sử dụng ure C13 với liều dùng 1μCi (0,2 mL) hòa cùng 50mL acid citric để cho người bệnh uống. Kỹ thuật viên sẽ lấy 2 mẫu hơi thở ở 2 thời điểm khác nhau: một mẫu hơi thở được lấy trước khi uống thuốc và một mẫu hơi thở được lấy sau khi uống ure C13 khoảng 10-15 phút tùy theo chỉ định. Khí CO2 sinh ra sẽ được đo bằng máy nhấp nháy lỏng beta.

Kết quả phát hiện nhiễm vi khuẩn H.pylori được đánh giá theo số đếm nhấp nháy trong một phút (đơn vị cpm: counts per minute) như sau:

– Giá trị từ 0 –

– Giá trị từ 25-

– Giá trị > 50 cpm: Kết quả dương tính, người bệnh hiện đang bị nhiễm vi khuẩn H.pylori.

Xét nghiệm hơi thở C13 tìm vi khuẩn HP thực hiện khi nào?

Dụng cụ chuyên dụng dùng trong test hơi thở C13 tìm vi khuẩn HP.

2. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp test hơi thở C13

Xét nghiệm hơi thở tìm vi khuẩn HP C13 được biết đến là phương pháp chẩn đoán không xâm lấn với nhiều ưu điểm sau đây:

– Độ nhạy phản ứng cao. Độ đặc hiệu cao lên tới 95%.

– Thực hiện dễ dàng nhanh chóng. Toàn bộ quá trình kiểm tra diễn ra trong vòng tối đa 30 phút.

– An toàn, không xâm lấn, không đau đớn, không gây khó chịu cho người bệnh.

– Có thể thực hiện test nhiều lần, không giới hạn số lượng và khoảng cách giữa 2 lần test liên tiếp. Vị vậy, test hơi thở thường dùng để kiểm tra lại hiệu quả điều trị vi khuẩn HP sau mỗi phác đồ thực hiện.

– Kết quả chẩn đoán HP dương tính từ đó giúp bác sĩ lên đúng phác đồ điều trị phù hợp.

– Ở một số trường hợp, test hơi thở có thể thực hiện bổ sung khi nghi ngờ kết quả test HP qua nội soi.

Tuy nhiên, xét nghiệm hơi thở sẽ có những hạn chế chung như các phương pháp chẩn đoán không xâm lấn khác đó là chỉ có thể xác định được có hay không hoạt động của vi khuẩn HP. Trong trường hợp HP dương tính, phương pháp này không thể cho biết về tình trạng tổn thương viêm loét do HP gây ra (nếu có). Lúc này, người bệnh sẽ cần phải thực hiện nội soi dạ dày để được kiểm tra toàn diện hơn.

3. Các trường hợp chỉ định thực hiện test hơi thở C13

Test hơi thở HP C13 được thực hiện phù hợp với hầu hết mọi đối tượng, an toàn với cả trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Cụ thể, các trường hợp được chỉ định thực hiện test C13 bao gồm:

– Người có biểu hiện rối loạn tiêu hóa thường xuyên như: Đầy hơi, đau bụng vùng thượng vị, ợ chua, khó tiêu, chán ăn, buồn nôn,…

– Tiền sử gia đình có thành viên bị ung thư dạ dày hoặc nhiễm vi khuẩn HP.

– Người đã và đang thực hiện phác đồ điều trị vi khuẩn HP hoặc bệnh lý dạ dày cần đánh giá hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn HP mà không cần nội soi.

– Người thực hiện test Urea âm tính (-) nhưng hình ảnh qua nội soi dạ dày nghi ngờ có HP.

Tìm hiểu thêm: Tổng quan về viêm đại tràng co thắt

Xét nghiệm hơi thở C13 tìm vi khuẩn HP thực hiện khi nào?

Trường hợp người bệnh gặp phải các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa cần chủ động xét nghiệm C13.

4. Quy trình test hơi thở C13 và những lưu ý để tránh sai số trong xét nghiệm

4.1. Quy trình thực hiện

Như đã nói ở trên, việc thực hiện test hơi thở diễn ra rất đơn giản và nhanh chóng theo quy trình các bước dưới đây:

–  Người bệnh được yêu cầu hít thật sâu và thổi vào một dụng cụ xét nghiệm chuyên dụng để lấy mẫu hơi thở đầu tiên (mẫu trước khi uống thuốc).

– Người thử được uống một viên thuốc kèm một cốc nước theo chỉ định của bác sĩ.

– Người thử đợi trong khoảng 15-30 phút tùy từng phương pháp test và trường hợp cụ thể. Lúc này người thử nên hạn chế đi lại, hạn chế nói chuyện và tuyệt đối không được ăn uống.

– Sau 10-15 phút, người thử được lấy mẫu hơi thở thứ 2.

– Kỹ thuật viên phân tích 2 mẫu hơi thở và cho ra kết quả xét nghiệm.

Bạn cần lựa chọn những đơn vị y tế uy tín, có trang thiết bị xét nghiệm hiện đại cũng đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm để đảm bảo quá trình test hơi thở diễn ra thuận lợi và cho kết quả chính xác.

Xét nghiệm hơi thở C13 tìm vi khuẩn HP thực hiện khi nào?

>>>>>Xem thêm: Chẩn đoán và điều trị ợ chua thường xuyên: Những điều cần biết

Người bệnh cần thăm khám chuyên khoa tiêu hóa để được chỉ định xét nghiệm và hướng dẫn thực hiện đúng quy trình.

4.2. Những lưu ý cho người thử để tránh sai số trong xét nghiệm

Xét nghiệm hơi thở ure C13 sẽ có thể không chính xác ở một số trường hợp cụ thể. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng để tránh tình trạng sai số trong xét nghiệm:

– Lấy mẫu hơi thở đúng thời gian quy định từ 10-15 phút sau uống ure C13. Nếu lấy trong khoảng thời gian ngắn hơn có thể xảy ra hiện tượng dương tính giả.

– Trước khi thực hiện test hơi thở, người thử được yêu cầu ngừng sử dụng các loại thuốc kháng sinh, muối bismuth, thuốc PPI – ức chế bơm proton hoặc sucralfate,.. ít nhất là 10 ngày. Vì các tác nhân này có thể gây âm tính giả khi test.

– Người thực hiện test hơi thở trong điều kiện đói, cần nhịn ăn ít nhất 4 giờ trước khi test và tốt nhất là nên làm vào buổi sáng sau 1 đêm dài không ăn uống gì.

Hiện nay, xét nghiệm hơi thở C13 được áp dụng ngày một phổ biến nhờ tính đơn giản, nhanh chóng, độ chính xác cao từ phương pháp này. Trong trường hợp nghi ngờ dấu hiệu nhiễm khuẩn HP, người bệnh cần thăm khám chuyên khoa tiêu hóa đề được chỉ định phương pháp chẩn đoán phù hợp nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *