Xét nghiệm máu tầm soát ung thư hiện đang là phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn không biết liệu xét nghiệm máu có thực sự hiệu quả khi tầm soát ung thư hay không, cùng trả lời qua bài viết dưới dây.
Bạn đang đọc: Xét nghiệm máu tầm soát ung thư có chính xác hay không?
1. Xét nghiệm máu tầm soát ung thư là gì?
Xét nghiệm máu là một trong những phương pháp giúp chẩn đoán và phát hiện nhiều bệnh lý khác nhau trong đó có ung thư. Tuy nhiên xét nghiệm máu chẩn đoán ung thư có chính xác không là thắc mắc được nhiều người quan tâm tìm hiểu.
Xét nghiệm máu tầm soát ung thư là xét nghiệm miễn dịch, dựa trên sinh hóa để đo lường sự hiện diện, hoặc nồng độ của các chất chỉ điểm ung thư trong máu. Xét nghiệm máu có thể giúp tầm soát ung thư đại trực tràng, ung thư gan, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày… Xét nghiệm này có khả năng phát hiện ung thư từ giai đoạn rất sớm.
Xét nghiệm máu là bước quan trọng trong quy trình tầm soát ung thư
2. Các xét nghiệm sử dụng để chẩn đoán ung thư
Các xét nghiệm giúp chẩn đoán ung thư được sử dụng phổ biến hiện nay:
– Xét nghiệm CEA tăng cao thì có thể bệnh nhân bị ung thư đại tràng, dạ dày, ung thư đầu – cổ, tuyến tụy, phổi, buồng trứng, cổ tử cung
– AFP tăng cao có thể bị ung thư gan
– CA125 tăng cao có thể bị ung thư buồng trứng nhưng có thể là ung thư phổi, ung thư vú và ung thư đường tiêu hóa.
– CA 19-9 tăng cao có thể bị ung thư dạ dày, tuyến tụy và ung thư đường tiêu hóa khác.
– CA15-3 tăng cao có thể bị ung thư vú
– CA27-29 tăng cao có thể bị ung thư vú
– Kháng nguyên PSA giúp phát hiện tuyến tiền liệt
– Xét nghiệm CA 72-4 có thể giúp phát hiện ung thư dạ dày, ung thư buồng trứng, ung thư tinh hoàn.
– NSE tăng cao có thể cơ thể đang mắc các bệnh như ung thư phổi tế bào nhỏ, u nguyên bào thần kinh, u nội tiết …
Tìm hiểu thêm: 5 cách giảm đau viêm chân răng đơn giản và hiệu quả
Xét nghiệm máu giúp phát hiện ung thư qua các dấu ấn chỉ điểm của các bệnh ung thư tương ứng
3. Các xét nghiệm máu tầm soát ung thư có thực sự hiệu quả?
Trên thực tế, xét nghiệm máu tầm soát ung thư không thể chắc chắn người khám có đang mắc ung thư hay không, bởi có thể sẽ xuất hiện tình trạng dương tính giả khi trong máu xuất hiện các tế bào tương ứng với khối u. Trường hợp nguy hiểm hơn là khi cơ thể đang mắc ung thư nhưng xét nghiệm máu lại không thể thể hiện điều đó dẫn đến tình trạng bệnh trở nặng và rất khó điều trị.
Do đó, để kết quả tầm soát ung thư được chính xác, các bác sĩ sẽ kết hợp với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác:
3.1. Kết hợp xét nghiệm máu tầm soát ung thư với phương pháp chẩn đoán hình ảnh chụp X-quang
Phương pháp chẩn đoán hình ảnh chụp X-quang đang được sử dụng phổ biến hiện nay nhằm phát hiện những điểm bất thường và các khối u xuất hiện trong các bộ phận được chụp. Trong tầm soát ung thư, chụp X-quang ngực thẳng và chụp X-quang tuyến vú là hai phương pháp được áp dụng nhiều nhất.
– Chụp X-quang ngực thẳng: phát hiện những khối u, sự tổn thương của cơ các cơ quan vùng ngực, đặc biệt là phổi.
– Chup X-quang tuyến vú (hay còn gọi là nhũ ảnh) là phương pháp tầm soát ung thư tuyến vú hiệu quả giúp phát hiện những điểm bất thường và các khối u bên trong tuyến vú.
3.2. Siêu âm
Ngoài chụp X-quang thì siêu âm cũng là phương pháp chẩn đoán hình ảnh được các bác sĩ tin tưởng sử dụng để tầm soát ung thư. Siêu âm sử dụng sóng âm để mô tả lại những hình ảnh bên trong cơ thể từ đó bác sĩ có thể nhận biết được những tổn thương và các khối u xuất hiện mà mắt thường không thể nhìn thấy.
3.3. Chụp cắt lớp CT
Cũng giống như chụp X-quang, chụp CT sử dụng tia X để nhận được hình ảnh bên trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu như chụp X- quang chỉ thu được hình ảnh có 1 mặt phẳng duy nhất thì chụp CT có thể cho ra hình ảnh 3 chiều của bộ phận cần chụp. Từ đó bác sĩ có thể dễ dàng nhận biết mầm bệnh hơn.
3.4. Kết hợp xét nghiệm máu tầm soát ung thư với phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI
Chụp MRI hay chụp cộng hưởng từ hiện đang là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại nhất hiện nay. Bởi khác với chụp X-quang và chụp CT, chụp cộng hưởng từ không dùng tia X nên gần như sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của người thực hiện.
>>>>>Xem thêm: Đặt vòng tránh thai bị rong kinh có nguy hiểm hay không?
Chụp cộng hưởng tử MRI là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại nhất hiện nay
Ngoài ra, kết quả thăm khám cũng phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở y tế mà bạn lựa chọn. Bạn nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện tầm soát ung thư. Điển hình như Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đang thuộc top 3 bệnh viện tư tốt nhất trên địa bàn Hà Nội. TCI sở hữu không gian thăm khám lý tưởng rộng rãi cùng trang thiết bị y tế hiện đại được nhập khẩu từ các nước phát triển trên thế giới. Ngoài ra, đội ngũ nhân viên y tế cùng các y bác sĩ tại đây đều được đào tạo bài bản và có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, đảm bảo quá trình thăm khám diễn ra một cách thuận lợi và nhanh chóng. Sở hữu các cơ sở tọa lạc tại những vị trí đắc địa trong nội thành Hà Nội, TCI tự tin cung cấp đầy đủ các dịch vụ sức khỏe cho toàn bộ người dân.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.