Xét nghiệm máu tầm soát ung thư vú liệu có hiệu quả?

Trước tình trạng càng nhiều chị em phụ nữ mắc ung thư vú như hiện nay, những phương pháp giúp phát hiện và phòng chống căn bệnh trên đang ngày càng được nhiều người quan tâm. Trong đó, có rất nhiều thắc mắc xoay quanh phương pháp xét nghiệm máu. Vậy qua bài viết này, hãy cùng trả lời cho câu hỏi: Xét nghiệm máu tầm soát ung thư vú liệu có hiệu quả?

Bạn đang đọc: Xét nghiệm máu tầm soát ung thư vú liệu có hiệu quả?

1. Ung thư vú là gì? Nguyên nhân dẫn đến ung thư vú

1.1. Định nghĩa

Có hai dạng khối u là khối u lành tính và khối u ác tính. Trong đó, khối u ác tính được biết như là tên gọi thứ hai của căn bệnh ung thư hiện nay. Ung thư vú cũng vậy, nó được hình thành từ những tế bào bất thường xuất hiện bên trong các mô tại vùng ngực của phụ nữ. Những tế bào này sau đó phát triển và hình thành nên các khối u ác tính.

1.2. Nguyên nhân dẫn đến ung thư vú

Đa số trường hợp ung thư vú bắt nguồn từ các ống dẫn sữa, nơi phát triển túi sữa hoặc các tiểu thùy. Ung thư vú nếu phát hiện muộn có thể di căn đến các bộ phận khác khiến quá trình điều trị càng phức tạp hơn.

Các nhà nghiên cứu cũng tìm ra được những yếu tố như nội tiết tố, lối sống và môi trường sống cũng làm tăng nguy cơ bị mắc ung thư vú. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải ai sống trong môi trường có nguy cơ cao cũng mắc ung thư vú. Do đó, yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ung thư vú.

Xét nghiệm máu tầm soát ung thư vú liệu có hiệu quả?

Nguyên nhân dẫn đến ung thư vú có thể là do di truyền

2. Xét nghiệm máu tầm soát ung thư vú bao gồm những gì?

Nhằm phát hiện sớm ung thư vú qua phương pháp xét nghiệm máu, người ta sẽ dựa vào những chỉ số nhất định, CA 15-3 là chỉ số tiêu biểu giúp thể hiện điều này.

2.1. Chỉ số xét nghiệm máu tầm soát ung thư vú: CA 15-3

– CA 15-3 là tên viết tắt của kháng nguyên carbohydrate 15-3 (carbohydrate antigen 15-3), là chỉ số giúp chỉ điểm khối u, đặc biệt là ung thư vú. Ở những giai đoạn đầu của bệnh, chỉ số CA 15-3 chỉ tăng khoảng 10% so với bình thường, tuy nhiên khi bệnh đã ở giai đoạn nặng và di căn sang những cơ quan khác thì chỉ số này có thể tăng lên đến 70%.

– Ngoài ra, chỉ số CA 15-3 cũng tăng khi người bệnh mắc các loại ung thư như ung thư phổi, ung thư đại trực tràng,… Một số bệnh lý lành tính như xơ gan, viêm gan, u vú lành tính và phụ nữ có thai hoặc cho con bú cũng có tỉ lệ CA 15-3 tăng cao.

– Trên thực tế, có khoảng 30% tỉ lệ ung thư vú không sản xuất CA 15-3 nên có thể trong quá trình xét nghiệm máu không phát hiện nồng độ này tăng kể cả khi có khối u.

– Xét nghiệm định lượng CA 15-3 trong máu là loại xét nghiệm được chỉ định để theo dõi và sàng lọc ung thư vú. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu của bệnh chỉ số này thường không tăng, do đó, phương pháp này cũng ít khi được sử dụng.

Tìm hiểu thêm: Các triệu chứng ung thư cổ tử cung thường gặp

Xét nghiệm máu tầm soát ung thư vú liệu có hiệu quả?

CA 15-3 là chỉ số giúp chỉ điểm bệnh ung thư vú

2.2. Mục đích của xét nghiệm máu tầm soát ung thư vú với chỉ số CA 15-3

Được biết như một chỉ số giúp phát hiện ung thư, tuy nhiên mục đích sử dụng dụng chính của CA 15-3 là để theo dõi hiệu quả điều trị và sự tái phát của ung thư vú. Xét nghiệm CA 15-3 chỉ được chỉ định thực hiện định kỳ theo thời gian nhất định nhằm theo dõi quá trình điều trị. Trong trường hợp người khám mắc ung thư vú nhưng chỉ số CA 15-3 không tăng, thì phương pháp sử dụng chỉ số này không còn hiệu quả và không thể thực hiện được.

Vì vậy, để đạt được hiệu quả nhất định, các nhà nghiên cứu khuyến cáo nên kết hợp CA 15-3 với những dấu ấn ung thư khác như CEA, CA 27-9, các thụ thể estrogen và progesterone, Her2/neu và sự biểu hiện gen ung thư khi ung thư vú đang phát triển. Điều này giúp xác định đặc điểm của ung thư và chọn phương pháp điều trị thích hợp. Sự kết hợp những chỉ số này sẽ giúp hỗ trợ phát hiện sớm ung thư ở những giai đoạn khởi phát, ngay cả khi bệnh nhân chưa có biểu hiện gì bất thường, thậm chí là khi khám thực thể vẫn chưa phát hiện khối u.

3. Xét nghiệm máu có hiệu quả trong tầm soát ung thư vú hay không?

Thực tế, việc xét nghiệm máu không thể hoàn toàn xác định được người khám có thực sự mắc ung thư vú hay không. Bởi mẫu vật có thể cho ra kết quả dương tính giả trong máu do có những chất tương đương với khối u. Do đó, nhằm xác định khối u là lành tính hay ác tính, thường phải làm lại xét nghiệm sau một thời gian từ 3 – 6 tháng. Nếu thực sự là khối u ác tính, các chỉ số chỉ điểm ung thư sẽ tỉ lệ thuận với kích thước của khối u.

Điều đáng lo ngại hơn là tình trạng âm tính giả, tức là người bệnh có mắc ung thư vú nhưng xét nghiệm máu lại không thể hiện điều đó, vì vậy cần kết hợp với phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm vú, chụp X-quang tuyến vú,…

– Siêu âm vú là phương pháp sử dụng sóng âm để mô tả lại hình ảnh bên trong tuyến vú của người khám – điều mà xét nghiệm máu không thể làm được, giúp phát hiện những điểm bất thường bên trong tuyến vú.

– Ngoài siêu âm vú, chụp X-quang tuyến vú cũng là một trong những phương pháp phổ biến để tầm soát ung thư vú. Phương pháp này sẽ chụp lại hình ảnh bên trong tuyến vú nhằm phát hiện những tổn thương cũng như các khối u mà không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên chụp X-quang cũng có hạn chế là không thể biết khối u là ác tính hay lành tính.

Xét nghiệm máu tầm soát ung thư vú liệu có hiệu quả?

>>>>>Xem thêm: Điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung

Chụp X-quang tuyến vú cũng là phương pháp tầm soát ung thư vú hiệu quả

Kết quả tầm soát ung thư vú có chính xác hay không cũng phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở y tế mà bạn lựa chọn. Tại Hà Nội, bạn có thể tham khảo Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để thực hiện thăm khám. Tại đây, bạn sẽ được các y bác sĩ giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề trực tiếp tư vấn và khám chữa bệnh. Trang thiết bị y tế hiện đại cùng không gian rộng rãi, giúp quá trình thăm khám dễ dàng và nhanh chóng. Ngoài ra, TCI sở hữu 4 cơ sở y tế, tọa lạc tại các vị trí đắc địa trên địa bàn Hà Nội, đảm bảo về nhu cầu sức khỏe cho mỗi người dân.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *