Xét nghiệm nào giúp phát hiện ung thư sớm?

Phát hiện ung thư sớm là chìa khóa giúp thoát bệnh ung thư. Vậy những xét nghiệm nào giúp phát hiện ung thư sớm và ai nên thực hiện những xét nghiệm này?

Bạn đang đọc: Xét nghiệm nào giúp phát hiện ung thư sớm?

Tại sao phải xét nghiệm phát hiện sớm ung thư?

Xã hội phát triển theo hướng công nghiệp hóa, kéo theo đó là nhiều hệ lụy. Khói bụi từ hàng chục triệu xe máy, ô tô ngược xuôi trên đường; nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt của dân cư được xả vào sông, hồ khiến cho môi trường đất, nước, không khí bị ô nhiễm trầm trọng. Bên cạnh đó, thói quen ăn uống thiếu khoa học như: chế độ ăn nhiều thịt, nhiều mỡ, ít rau xanh; ăn nhiều đồ nướng, đồ chế biến sẵn…; lối sống không lành mạnh (hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, sử dụng các chất kích thích) càng làm tăng nguy cơ mắc ung thư và, bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của căn bệnh nguy hiểm này.

Xét nghiệm nào giúp phát hiện ung thư sớm?

Xã hội phát triển theo hướng công nghiệp hóa, kéo theo đó là nhiều hệ lụy

Ung thư mặc dù nguy hiểm, tuy nhiên nếu phát hiện sớm, người bệnh có cơ hội thoát bệnh. Ngược lại, phát hiện muộn, tiên lượng sống rất dè dặt. Tầm soát ung thư là giải pháp tối ưu giúp phát hiện sớm ung thư. Với một số bệnh ung thư, tầm soát giúp phát hiện các tổn thương tiền ung thư, từ đó ngăn ngừa tiến triển thành ung thư.

Xét nghiệm nào giúp phát hiện ung thư sớm?

Ban đầu, người bệnh sẽ được khám lâm sàng với bác sĩ Ung bướu. Bác sĩ sẽ tìm kiếm hạch bất thường, khối u… trên cơ thể và đánh giá nguy cơ mắc bệnh ung thư dựa trên cơ sở tuổi tác, giới tính, tiền sử bệnh gia đình, tình trạng sức khỏe, nghề nghiệp… Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh loại ung thư nên tầm soát và các xét nghiệm quan trọng nên thực hiện.
Tùy vào từng trường hợp, loại bệnh mà người bệnh có nhu cầu khám tầm soát mà các xét nghiệm sẽ khác nhau. Thông thường, các xét nghiệm phổ biến nhất bao gồm:

Các xét nghiệm đặc biệt:

  • Xét nghiệm máu: giúp phát hiện chất chỉ điểm ung thư trong máu và được dùng như phương tiện phát hiện và sàng lọc ung thư.
  • Xét nghiệm nước tiểu, tìm máu trong phân: sàng lọc ung thư đại trực tràng hoặc polyp đại trực tràng.
  • Đối với nữ giới, có thêm xét nghiệm sinh hóa: PAP, HPV là những xét nghiệm dành cho nữ giới giúp phát hiện sớm những bất thường trong tế bào vùng cổ tử cung.

Chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng

Chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng có thể cho thấy hình ảnh chi tiết bên trong các cơ quan trong cơ thể, hình ảnh khối u, kích thước khối u, và vị trí di căn. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng phổ biến là:

Tìm hiểu thêm: Hóa trị ung thư bàng quang – những điều cần biết

Xét nghiệm nào giúp phát hiện ung thư sớm?

>>>>>Xem thêm: Tiền sản giật có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Siêu âm được ứng dụng nhiều trong chẩn đoán ung thư nguyên ph

  • Chụp X-quang: là kỹ thuật đơn giản nhất nhưng có giá trị rất lớn trong chẩn đoán ung thư phổi- phế quản, ung thư xương và đặc biệt là ung thư vú.
  • Siêu âm: được ứng dụng nhiều trong chẩn đoán ung thư nguyên phát, sự xâm lấn của u nguyên phát sang các cơ quan lân cận và phát hiện di căn xa…
  • Chụp CT: làm nổi bật các khối u nguyên phát và cả các ổ di căn với khả năng phát hiện các khối u (nguyên phát và thứ phát) có đường kính xấp xỉ 1 mm.
  • Nội soi: nội soi tai mũi họng, nội soi dạ dày, nội soi đại tràng, trực tràng… cho phép bác sĩ phát hiện các bất thường, ung thư trong cơ thể. Trong quá trình nội soi, nếu nghi ngờ ung thư, bác sĩ có thể làm thủ tục sinh thiết đồng thời. Ngoài ra những phương pháp trên, chẩn đoán y học hạt nhân cũng có thể được áp dụng nhằm chẩn đoán ung thư.

Sau khi một loạt các xét nghiệm, chẩn đoán và đã xác định được khối u, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện sinh thiết để kết luận về ung thư.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *