Xét nghiệm Prolactin là xét nghiệm quan trọng giúp phát hiện bệnh lý liên quan đến hệ sinh dục của cả nam và nữ giới. Tuy nhiên xét nghiệm Prolactin vào ngày nào để có được kết quả chính xác nhất thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có những thông tin đầy đủ về quy trình này.
Bạn đang đọc: Xét nghiệm Prolactin vào ngày nào để đạt kết quả
1. Prolactin (PRL) là gì?
Prolactin là một hormone peptide được sản xuất bởi thùy trước tuyến yên, phát triển trong nội tiết nam và nữ. Hormone này thực hiện nhiều chức năng khác nhau tác động lên các tế bào khác của cơ thể, trong đó đặc biệt là kích thích sự phát triển của tuyến vú và tiết ra sữa sau khi sinh ở mẹ bầu.
Nồng độ của hormone Prolactin trong trong cơ thể cần được duy trì trong ngưỡng nhất định để thực hiện chức năng của chúng, nhất là kích thích phát triển và rụng trứng.
2. Ý nghĩa xét nghiệm Prolactin
Trước tìm hiểu xét nghiệm Prolactin vào ngày nào, chúng ta cần nắm rõ được ý nghĩa khi thực hiện xét nghiệm này. Nồng độ prolactin trong máu sẽ giúp chẩn đoán các nguy cơ mắc bệnh của cả nam và nữ giới liên quan đến hệ sinh dục.
Xét nghiệm Prolactin là một trong những xét nghiệm quan trọng của nội tiết tố nữ
- Ở nam giới, xét nghiệm prolactin có thể giúp: Chẩn đoán nguyên nhân gây vô sinh hay tình trạng vô tính, triệu chứng rối loạn cương dương, chứng to vú…
- Ở nữ giới, xét nghiệm prolactin có ba vai trò:
Làm rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng sản xuất sữa của mẹ khi không mang thai hoặc không cho con bú.
Chẩn đoán nguyên nhân gây vô sinh hay tình trạng kinh nguyệt bị rối loạn như: vô kinh, chu kỳ kinh không đều do lượng prolactin trong máu.
Xét nghiệm prolactin là một trong những xét nghiệm nội tiết quan trọng của phụ nữ khi chuẩn bị mang thai. Bởi qua đây bác sĩ đánh giá được khả năng sinh sản và quá trình tiết sữa ở nữ giới.
- Ngoài ra, định lượng hormone prolactin cũng có vai trò trong việc đánh giá chức năng của thùy tuyến yên, phát hiện các bệnh lý của tuyến yên ở cả nam và nữ giới tiêu biểu là rối loạn tuyến yên và khối u tuyến yên.
3. Xét nghiệm Prolactin vào ngày nào để có kết quả chính xác?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, nồng độ các hormone nội tiết tố có thể thay đổi tùy thuộc vào từng giai đoạn. Vì vậy dựa vào đặc điểm từng loại hormone mà xét nghiệm được thực hiện vào thời gian nhất định.
Prolactin là loại hormone có nồng độ ổn định nên có thể thực hiện vào bất cứ ngày nào chứ không quy định như xét nghiệm LH, FSH (vào ngày 2 đến 4) hay Progesterone (từ 21 đến 28) của chu kỳ kinh nguyệt.
Tìm hiểu thêm: Tình trạng hàm răng đen: nguyên nhân và cách khắc phục
Xét nghiệm Prolactin có thể thực hiện vào bất cứ ngày nào
Tuy nhiên lượng prolactin thường có xu hướng tăng khi ngủ và đạt được nồng độ cao nhất trong máu vào buổi sáng. Do vậy, để đo được chỉ số chính xác nhất nên lấy xét nghiệm prolactin sau khi ngủ dậy buổi sáng từ 10 đến 12 giờ.
Một số lưu ý khác về xét nghiệm prolactin: nồng độ prolactin trong máu chịu sự biến đổi của sinh lý nên có thể thay đổi từng thời điểm khác nhau, nên để đảm bảo sức khỏe, nên thực hiện xét nghiệm định kỳ. Bên cạnh đó, cần phải được kết hợp với các xét nghiệm khác xét nghiệm các hormone nội tiết testosterone, FSH, LH, để chẩn đoán chính xác.
4. Chỉ số Prolactin thấp hay cao sẽ gây ra hậu quả gì? Cách điều trị ra sao
Chỉ số thông thường của Prolactin trong máu:
- Với nam giới: 98 – 456 µU/mL.
- Với nữ giới được chia ba giai đoạn:
Giai đoạn bình thường, không có thai: 127 – 637 µU/mL.
Giai đoạn đang mang thai: 200 – 4500 µU/mL/.
Giai đoạn mãn kinh: 30 – 430 µU/mL.
4.1 Nồng độ Prolactin thấp
Chỉ số Prolactin thấp sẽ gây ra các loại bệnh lý cả nam và nữ:
- Phổ biến nhất khi Prolactin giảm là kéo theo tình trạng suy tuyến yên
- Chứng rối loạn chức năng buồng trứng, hội chứng trao đổi chất.
- Rối loạn cương dương, suy nhược tinh hoàn, xuất tinh sớm, tinh trùng ít và yếu, chức năng sinh dục kém ở nam giới
>>>>>Xem thêm: Tư vấn: Tầm soát ung thư vòm họng bằng cách nào?
Nồng độ Prolactin thấp là một trong nguyên nhân gây tình trạng yếu sinh lý ở nam giới
Một biện pháp khắc phục được bác sĩ nhấn mạnh đặc biệt ở nam giới đó là:
- Điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày: giảm độ mặn, hạn chế ăn nội tạng động vật vì trong đây có chất làm giảm chất lượng tinh trùng, ảnh hưởng đến nồng độ Prolactin. Bên cạnh đó, bổ sung loại thức ăn giàu kẽm như hàu, tôm, sò,… thúc đẩy sản xuất tinh trùng.
- Tập thể dục thường xuyên, mạch máu lưu thông giúp ổn định Prolactin.
- Không nên sử dụng các loại thuốc gây ra sự giảm nồng độ prolactin trong máu như dopamine, levodopa,..
4.2 Nồng độ Prolactin cao
Nồng độ Prolactin tăng cao trong máu là tình trạng gặp nhiều ở phụ nữ hơn. Do đó, chỉ số prolactin cao không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nam giới nhưng ngược lại với các chị em phụ nữ, tình trạng này sẽ dẫn đến vô sinh do hàm lượng prolactin cao vượt ngưỡng sẽ hạn chế khả năng rụng trứng.
Prolactin máu cao có thể có thể gây ra trường hợp bệnh lý sau:
- Bệnh lý của hệ sinh dục: rối loạn kinh nguyệt hoặc vô kinh, giảm estrogen trong máu, hội chứng buồng trứng đa nang và vô sinh và nguy cơ cao mắc ung thư vú.
- Các bệnh lý ngoài sinh dục: ảnh hưởng hệ thần kinh, đau đầu và stress kéo dài; nguyên nhân dẫn đến các bệnh về thận, gan và u tuyến yên.
Một số biện pháp khắc phục:
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, giảm bớt lượng đạm từ thịt trong khẩu phần ăn và bổ sung chất xơ có trong loại rau lá xanh. Ngoài ra, chuối, táo, dưa hấu là ba thực phẩm vàng giúp giảm thiểu nồng độ Prolactin có trong máu.
- Nên ngưng sử dụng một số thuốc như thuốc điều trị tăng huyết áp có chứa verapamil, methyldopa, chất gây nghiện opiats. Nếu trong trường hợp đang thuốc điều trị dạ dày nên hỏi ý kiến bác sĩ để được kê thuốc phù hợp.
Như vậy, vì xét nghiệm Prolactin vào ngày nào không phải là yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Bạn có thể được thực hiện vào bất cứ ngày nào. Việc này có giá trị trong hỗ trợ chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan đến chức năng sinh sản của cả nam giới và nữ giới. Vì vậy cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo tốt được sức khỏe sinh sản.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây, các bạn đã có thông tin bổ ích trước khi xét nghiệm Prolactin.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.