Xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double Test và kiến thức mẹ nên biết

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double Test được các chuyên gia y tế và bác sĩ khuyến cáo nên thực hiện với tất cả các mẹ bầu. Mục đích là để sàng lọc những bệnh rối loạn nhiễm sắc thể thường gặp của mẹ bầu như Hội chứng Edwards, Down và Patau. Đó là lý do tại sao xét nghiệm Double Test được bác sĩ khuyên thực hiện để sàng lọc dị tật ở thai nhi.

Bạn đang đọc: Xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double Test và kiến thức mẹ nên biết

1. Tìm hiểu đôi nét về xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double Test

Double Test là xét nghiệm sàng lọc trước sinh được tiến hành thực hiện để phát hiện một số hội chứng dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Chẳng hạn như Hội chứng Patau, Hội chứng Edwards hay Hội chứng Down.

Xét nghiệm Double Test được thực hiện thông qua việc xác định và kiểm tra nồng độ β-hCG tự do và PAPP-A trong máu của người mẹ đang mang thai. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng kết quả xét nghiệm mẫu máu này kết hợp với kết quả siêu âm đo độ mờ da gáy, chiều dài đầu – mông của thai nhi và những thông tin khác như tuổi mẹ, tuổi thai,… để phát hiện nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double Test và kiến thức mẹ nên biết

Tất cả các mẹ bầu đều nên thực hiện xét nghiệm Double Test

2. Những đối tượng nào nên thực hiện xét nghiệm Double Test?

Việc sàng lọc dị tật thai nhi là điều cực kỳ cần thiết với tất cả các mẹ bầu. Bởi vì chúng giúp các bác sĩ có thể nhanh chóng phát hiện ra các bất thường, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Ngày nay, Bộ Y Tế khuyến cáo tất cả những người mẹ đang mang thai đều nên thực hiện xét nghiệm Double Test, đặc biệt là các thai phụ trong trường hợp sau:

– Những thai phụ trên 35 tuổi.

– Những người phụ nữ mang thai từng có tiền sử sảy thai, thai lưu.

– Gia đình có người từng mắc phải các hội chứng dị tật bẩm sinh.

– Mẹ bầu bị nhiễm virus trong thời gian mang thai.

– Kết quả siêu âm đo độ mờ da gáy cho thấy thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh.

3. Thời điểm nào nên thực hiện xét nghiệm sàng Double Test?

Xét nghiệm sàng lọc Double Test thường được thực hiện khi mẹ bầu mang thai 11 tuần 1 ngày – 13 tuần 6 ngày. Để kết quả xét nghiệm sàng lọc trước sinh này được chính xác nhất, mẹ bầu nên thực hiện vào tuần thứ 12 của thai kỳ.

Tìm hiểu thêm: Triệu chứng bệnh ung thư thực quản không thể chủ quan

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double Test và kiến thức mẹ nên biết

Mẹ bầu nên làm xét nghiệm Double Test vào 11 tuần 1 ngày đến 13 tuần 6 ngày, tốt nhất là ở tuần thứ 12

4. Quy trình xét nghiệm sàng lọc Double Test

Về cơ bản. Double Test là phương pháp xét nghiệm sàng lọc trước sinh bằng mẫu máu của người mẹ đang mang thai. Tuy nhiên, trước khi tiến hành thực hiện Double Test, mẹ bầu không cần phải nhịn ăn giống như những xét nghiệm máu thông thường khác.

Thế nhưng, nếu thai phụ đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào thì phải thông báo trước cho bác sĩ. Bởi vì có một số loại thuốc cần phải tạm dừng sử dụng cho tới khi xét nghiệm Double Test được hoàn tất.

Trước khi lấy mẫu máu, mẹ bầu sẽ được các bác sĩ tư vấn và giải thích chi tiết về quá trình, ý nghĩa của phương pháp xét nghiệm sàng lọc trước sinh – Double Test. Sau đó, thai phụ sẽ phải điền đầy đủ và chính xác những thông tin như ngày siêu âm gần nhất, ngày đầu tiên của chu kỳ gần nhất, tuổi thai,… Sau khi thai phụ điền đầy đủ những thông tin như trên, bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu tĩnh mạch ở tay của mẹ bầu và đựng bên trong ống nghiệm chuyên dụng. Sau khoảng 3 ngày là mẹ bầu sẽ nhận được kết quả xét nghiệm Double Test.

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double Test và kiến thức mẹ nên biết

>>>>>Xem thêm: Rối loạn kinh nguyệt sau IVF có nguy hiểm không?

Quy trình thực hiện xét nghiệm Double Test không quá phức tạp

5. Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm sàng lọc trước sinh – Double Test

Kết quả xét nghiệm sàng lọc trước sinh – Double Test thường được trình bày theo dạng tỷ lệ và được chia thành 2 nhóm là nhóm có nguy cơ thấp và nhóm có nguy cơ cao. Cụ thể là:

– Nhóm có nguy cơ thấp với tỷ lệ 1:1000 trở lên có nghĩa là chỉ có 1 thai nhi có nguy cơ mắc bệnh trong 1000 thai nhi.

– Nhóm có nguy cơ cao với tỷ lệ 1:10 – 1:250 có nghĩa là có 1 thai nhi có nguy cơ mắc bệnh trong 10 – 250 thai nhi.

Tùy vào kết quả xét nghiệm sàng lọc trước sinh – Double Test và chẩn đoán ban đầu của bác sĩ mà mẹ bầu có thể được khuyên nên thực hiện thêm một số xét nghiệm khác như Triple Test, chọc ối, NIPT, sinh thiết gai nhau,…

Tuy nhiên, các mẹ bầu cần phải ghi nhớ một điều rằng, nếu chỉ dựa vào kết quả xét nghiệm Double Test thì không thể khẳng định chắc chắn 100% là thai nhi khỏe mạnh và không gặp bất thường nào. Bởi vì xét nghiệm Double Test chỉ đơn thuần đưa ra tỷ lệ nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Tóm lại, sàng lọc dị tật bẩm sinh cho thai nhi là vô cùng quan trọng nên mẹ bầu phải lưu ý các mốc thời gian để đi khám thai và làm xét nghiệm Double Test. Hiện nay, Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI là một trong những cơ sở y tế uy tín và chuyên nghiệp tại Hà Nội được nhiều mẹ bầu tin tưởng, lựa chọn thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double Test và nhiều chẩn đoán sàng lọc trước sinh khác như xét nghiệm Triple test, Nipt, siêu âm 5D. Với đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và tận tình, chắc chắn sẽ mang đến sự hài lòng cao nhất cho các thai phụ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *