Ung thư đại tràng là bệnh nguy hiểm thường gặp ở đường tiêu hóa. Bệnh thường không có triệu chứng ở giai đoạn đầu nên việc xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng rất cần thiết, giúp phát hiện sớm mầm mống ung thư trong cơ thể.
Bạn đang đọc: Xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng gồm những gì?
Khi nào nên tầm soát ung thư đại tràng?
Nhiều người đặt câu hỏi không biết khi nào nên tầm soát ung thư đại tràng? Theo các chuyên gia y tế, ung thư đại tràng có thể gặp ở mọi đối tượng, lứa tuổi vì thế nếu bạn có một trong những yếu tố nguy cơ mắc bệnh dưới đây cần chủ động tầm soát định kỳ.
Ung thư đại tràng thường gặp nhiều ở người trên 50 tuổi. Tuy nhiên hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh đang trẻ hóa, nên từ 40 tuổi trở lên bạn cũng cần tầm soát ung thư đại tràng định kỳ.
- Có tiền sử gia đình mắc ung thư đại tràng
Nếu trong gia đình có người thân bị căn bệnh này thì bạn cũng không nên chủ quan, khả năng mắc bệnh cao hơn người bình thường.
- Bị polyp ở đại tràng
Ung thư đại tràng thường bắt đầu bằng những khối polyp trong lòng đại tràng. Polyp có thể là lành tính nhưng cũng có nhiều trường hợp là ác tính. Do đó khi có polyp ở đại tràng bạn cần kiểm tra định kỳ và tầm soát ung thư hàng năm.
- Mắc các bệnh lý mạn tính ở ruột như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng
Những bệnh lý thường gặp ở đại tràng này cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư nếu không phát hiện và điều trị triệt để ngay từ sớm.
- Chế độ ăn uống không khoa học
Nếu bạn có chế độ ăn nhiều chất béo, thực phẩm chế biến sẵn, ít rau xanh, thực phẩm lên men như dưa, cà muối… sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư ở đường tiêu hóa, trong đó có ung thư đại tràng.
Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm ruột hoại tử ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị
Ngoài gây hại cho gan, rượu còn có thể làm tổn hại đường ruột và làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng mà ít người biết.
Những người có các yếu tố nguy cơ mắc ung thư đại tràng nêu trên cần chủ động đi khám càng sớm càng tốt để kịp thời phát hiện và điều trị hiệu quả bệnh.
xét nghiệm trong tầm soát ung thư đại tràng cần những gì?
Tầm soát ung thư đại tràng là phương pháp quan trọng và hiệu quả nhất giúp phát hiện sớm mầm mống ung thư trong đại tràng. Trong tầm soát ung thư đại tràng, bạn cần thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán sau:
- Xét nghiệm virus viêm gan B, C, HIV: xét nghiệm này là điều kiện cần trước khi tiến hành nội soi đại tràng.
- Xét nghiệm chất chỉ điểm ung thư CEA để tầm soát ung thư đại tràng. Bình thường, chỉ số CEA trong máu là 0-5 ng/ml. Tuy nhiên ở người mắc ung thư, chỉ số này tăng cao trên 5ng/ml.
CEA còn tăng cao ở một số bệnh lý dạ dày, phổi, gan, tụy, người hút thuốc… Vì thế xét nghiệm này chỉ mang tính chất gợi ý để bác sĩ chỉ định làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác.
- Chụp X-quang ngực: phát hiện bất thường ở phổi
>>>>>Xem thêm: Trị viêm dạ dày
- Siêu âm ổ bụng: giúp phát hiện bệnh lý ở các tạng trong ổ bụng
- Nội soi đại tràng giúp chẩn đoán sớm sự hiện diện của khối u ở đại tràng. Bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi mềm, nhỏ có gắn nguồn sáng và camera, đưa vào cơ thể qua đường hậu môn để quan sát toàn bộ bên trong đại tràng. Toàn bộ quá trình nội soi được bác sĩ theo dõi dưới màn hình vi tính.
Các xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng được thực hiện nhanh chóng với kết quả chính xác, giúp phát hiện sớm khối u ở đại tràng. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, bạn sẽ được tư vấn điều trị với các bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, trong đó có các chuyên gia ung bướu hàng đầu Singapore hiện đang công tác tại bệnh viện Thu Cúc như TS. BS Zee Ying Kiat.
Ung thư đại tràng là bệnh nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, tỷ lệ sống sau 5 năm có thể lên tới 92%. Chính vì thế, để biết mình có mắc ung thư đại tràng hay không, bạn cần chủ động tầm soát càng sớm càng tốt.