Xét nghiệm tầm soát ung thư phổi được tiến hành như thế nào?

Xét nghiệm tầm soát ung thư phổi là bước thăm khám cơ bản, hỗ trợ tìm kiếm dấu ấn ung thư, theo dõi điều trị và ngăn ngừa ung thư tái phát. Đây là phương pháp sàng lọc ung thư được sử dụng rộng rãi trong y tế hiện nay.

Bạn đang đọc: Xét nghiệm tầm soát ung thư phổi được tiến hành như thế nào?

1. Sơ lược về ung thư phổi – căn bệnh nguy hiểm ở Việt Nam

Ung thư phổi được xem là loại ung thư phổ biến, gây tử vong nhiều nhất ở nước ta đứng sau ung thư gan. Ung thư phổi là sự tăng sinh tế bào không kiểm soát ở các nhu mô phổi. Các tế bào ung thư phổi thường rất khó phát hiện do chúng không biểu hiện ra bên ngoài và kết quả điều trị thấp. Vì vậy, đa phần các ca mắc bệnh thường phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, tỷ lệ chữa khỏi bệnh không cao.

Xét nghiệm tầm soát ung thư phổi được tiến hành như thế nào?

Ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm nhất đứng sau ung thư gan

Ước tính, mỗi năm tại Việt Nam có hơn 20.000 người mắc ung thư phổi, trong đó có 17.000 ca tử vong. Như vậy, mỗi ngày có khoảng hơn 90 ca bệnh mới.

Giống như những căn bệnh ung thư khác, ung thư phổi không lây truyền từ người này sang người khác. Tuy nhiên nó lại là căn bệnh gây ra cái chết hàng năm của người dân Việt do tốc độ xâm lấn của khối u. Chính vì vậy, xét nghiệm tầm soát ung thư phổi là việc làm cần thiết ở bất cứ độ tuổi, đối tượng nào để phát hiện sớm mầm mống ung thư và kịp thời điều trị, tránh ủ bệnh lâu dài, tăng hiệu quả chữa khỏi bệnh

2. Đối tượng cần thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư phổi

Theo khảo sát, những ca mắc bệnh ung thư phổi đều là những người có thói quen hút thuốc hoặc làm việc, sinh sống trong môi trường ô nhiễm nặng khiến phổi và các bộ phận hô hấp khác bị tổn thương. Lâu dần, vị trí tổn thương dần phát triển thành khối u tấn công lại cơ thể.

Xét nghiệm tầm soát ung thư phổi được tiến hành như thế nào?

Người 50 tuổi trở nên là đối tượng cần đi tầm soát ung thư phổi

Dưới đây là những đối tượng cần phải chú ý để tiến hành thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư phổi:

  • Người hút thuốc lá: Trong khói thuốc chứa đến 2.000 chất độc hại dẫn đến sự tăng trưởng của tế bào. Trong đó có chất 3-4 benzopyrene là chất gây ung thư. Cá nhân không hút thuốc vẫn có thể mắc ung thư phổi do thường xuyên hít phải khói thuốc hoặc có người nhà hút thuốc.
  • Người sinh sống, làm việc trong môi trường ô nhiễm không khí: Trong không khí ô nhiễm chứa các chất gây ung thư như bụi mịn và các khí độc CO, Ozon,…
  • Người có người thân trong gia đình mắc ung thư phổi: Theo nghiên cứu, những người có người thân trong gia đình từng mắc ung thư phổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác do yếu tố gen di truyền.

3. Một số xét nghiệm máu phổ biến áp dụng trong chẩn đoán ung thư phổi

Để chẩn đoán ung thư phổi, bệnh nhân sẽ phải tiến hành lấy mẫu xét nghiệm để kiểm tra các chỉ số máu, hỗ trợ bác sĩ tìm ra dấu hiệu bất thường và mầm mống ung thư. Sau đây là một số xét nghiệm máu thường được áp dụng vào chẩn đoán ung thư phổi:

3.1. Xét nghiệm SCC

SCC là một loại kháng nguyên ung thư tế bào vảy, được các mô ung thư, biểu mô tế bào vảy tiết ra dưới dạng glycoprotein. Xét nghiệm SCC là xét nghiệm định lượng SCC có trong huyết tương hoặc huyết thanh của bệnh nhân.

Tìm hiểu thêm: Những bệnh tình dục lây qua miệng và triệu chứng điển hình

Xét nghiệm tầm soát ung thư phổi được tiến hành như thế nào?

Xét nghiệm chỉ số SCC chuyên dùng để tìm ra dấu ấn ung thư phổi

Chỉ số SCC có giá trị bình thường dưới 2ng/ml. Nếu tần suất tăng nồng độ SCC cao thì thường ở những bệnh nhân ung thư phổi tế bào vảy, lên đến 78%, ở ung thư phổi tế bào không nhỏ là 61% và ung thư tế bào lớn là 18%.

3.2. Xét nghiệm CEA

CEA là một kháng nguyên có trong tế bào ruột ở thai nhi và khi trưởng thành thì nồng độ xuống thấp trong máu. Xét nghiệm CEA giúp kiểm tra, sàng lọc ung thư và theo dõi hiệu quả điều trị.

Thông thường, nồng độ CEA trong máu là 0-5 ng/ml. Người hút thuốc nhiều thường có nồng độ CEA tăng cao, lớn hơn 5 ng/ml. Đặc biệt bệnh nhân mắc ung thư phổi thường có chỉ số CEA lớn hơn 10 ng/ml.

3.3. Xét nghiệm Cyfra 21-1

Cyfra 21-1 là biểu mô lót trong phế quản và thường được dùng làm chất chỉ điểm cho ung thư phổi. Như vậy, xét nghiệm định lượng Cyfra 21-1 giúp xác định tế bào ung thư phổi, theo dõi quá trình điều trị bệnh và ngăn ngừa di căn.

Xét nghiệm tầm soát ung thư phổi được tiến hành như thế nào?

Hiện nay xét nghiệm Cyfra 21-1 thường được sử dụng phổ biến

Đối với người bình thường có mức độ Cyfra 21-1 huyết thanh nhỏ hơn 2 ng/ml. Tuy nhiên đối với người ung thư phổi, mức độ Cyfra 21-1 huyết thanh thường tăng cao, dao động từ 2-3,3 ng/ml. Theo các bác sĩ chuyên khoa, chẩn đoán ung thư phổi nguyên phát, nồng độ Cyfra 21-1 có giá trị 3,5 ng/ml, có độ nhạy là 43% và độ đặc hiệu là 89%.

4. Điều cần biết khi xét nghiệm tầm soát ung thư phổi

Xét nghiệm sàng lọc ung thư phổi được xem là bước thăm khám đầu tiên cơ bản trong quy trình khám tổng quát chuyên sâu. Do đó, đây là thủ tục vô cùng quan trọng giúp các bác sĩ phát hiện, tìm kiếm tế bào ung thư tiềm ẩn trong phổi.

4.1. Vai trò của xét nghiệm tầm soát ung thư phổi

Hiện nay, xét nghiệm máu là một trong các phương pháp hiệu quả giúp tìm ra dấu ấn ung thư, từ đó làm căn cứ tiền đề để bác sĩ chỉ định tiến hành khám lâm sàng chuyên sâu nhằm xác định có tế bào ung thư hay không để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, dấu ấn ung thư còn dùng để theo dõi quá trình điều trị và tiên lượng tình hình bệnh. Nồng độ chỉ số máu cho biết mức độ xâm lấn của khối u để có biện pháp ngăn ngừa kịp thời.

Xét nghiệm tầm soát ung thư phổi được tiến hành như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân ung thư da và cách điều trị hiệu quả

Xét nghiệm máu tầm soát ung thư phổi đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ phát hiện mầm mống bệnh

Tuy nhiên, trên thực tế, xét nghiệm máu không thể khẳng định 100% bản chất ung thư vì có thể cho ra kết quả dương tính hoặc âm tính giả do máu có những chất tương đồng với khối u hoặc định lượng máu tăng cao cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý lành tính. Chính vì vậy, xét nghiệm máu cần phải được kết hợp với khám lâm sàng bao gồm chẩn đoán hình ảnh (siêu âm ngực thẳng, chụp MRI) để xác định khối u, phát hiện và kiểm tra mức độ phát triển.

4.2. Những lưu ý quan trọng khi xét nghiệm tầm soát ung thư phổi

Dưới đây là những lưu ý cần thiết khi khám lấy máu xét nghiệm, giúp kết quả tầm soát chính xác và dễ dàng hơn:

  • Bạn nên đi khám xét nghiệm máu vào sáng sớm
  • Nhịn ăn sáng và uống nước trước khi tiến hành lấy máu xét nghiệm
  • Phối hợp với bác sĩ, cung cấp đầy đủ thông tin về dấu hiệu cơ thể và tiền sử bệnh lý để bác sĩ có thể chẩn đoán một cách chính xác nhất.
  • Tránh uống các chất kích thích, đồ uống có cồn như bia rượu, cà phê, nước ngọt có gas…trong quá trình lấy máu.
  • Không đi khám trong tình trạng cơ thể thiếu ngủ, mệt mỏi, suy nhược để không làm ảnh hưởng kết quả chẩn đoán.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho quý vị thông tin hữu ích về thủ tục xét nghiệm sàng lọc ung thư phổi, từ đó nắm rõ được mức độ nguy hiểm của căn bệnh ác tính và tìm được cho mình phương pháp tầm soát ung thư phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *