Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ giúp kiểm tra chỉ số đường huyết ở bà bầu để tầm soát tình trạng đái tháo đường thai kỳ. Với xét nghiệm này, mẹ bầu sẽ biết để tránh được rất nhiều biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường thai kỳ ở cả mẹ và con. Vậy xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có phải nhịn ăn không, các bà bầu hãy tìm lời giải đáp cho thắc mắc này qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có phải nhịn ăn không?
Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường thai kỳ (hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ) là sự tăng lên đột ngột của lượng đường trong máu bà bầu. Nguyên nhân là do các hormone của nhau thai làm rối loạn việc sản sinh insulin – một hormone giúp cơ thể chuyển hóa đường thành năng lượng và kiểm soát lượng đường trong máu. Khi tuyến tụy không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết thì glucose trong máu sẽ tăng cao, gây bệnh tiểu đường thai kỳ.
- Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm với mẹ và thai nhi nếu không được kiểm soát tốt
Bệnh tiểu đường thai kỳ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm với cả mẹ và thai nhi như:
Đối với mẹ
- Có thể khiến mẹ bị tăng cân quá mức gây béo phì
- Đa ối khiến tử cung to nhanh, gây rối loạn tuần hoàn hô hấp cho mẹ
- Tăng nguy cơ sảy thai, sinh non
- Tăng nguy cơ cao huyết áp, tiền sản giật
- Dễ xảy ra nhiễm trùng, viêm thận, viêm bể thận
- Chuyển dạ kéo dài, sinh khó, tăng nguy cơ sang chấn và băng huyết sau sinh
- Tỉ lệ mổ lấy thai cao hơn và những nguy cơ do phẫu thuật cũng tăng
Đối với thai nhi
- Tăng tỉ lệ dị tật thai
- Thai nhi dễ bị rối loạn tăng trưởng (quá to hoặc quá nhỏ)
- Tỉ lệ tử vong chu sinh tăng
- Tăng nguy cơ thai lưu do đường huyết tăng quá cao
- Bệnh tiểu đường thai kỳ làm tăng tỉ lệ mổ lấy thai vì thai nhi dễ bị rối loạn tăng trưởng, nặng cân
Với trẻ sơ sinh được sinh ra từ người mẹ bị tiểu đường thai kỳ có thể phải đối mặt với những nguy cơ:
- Dễ bị suy hô hấp do phổi chậm trưởng thành
- Dễ bị hạ đường huyết, hạ canxi máu, vàng da nặng
- Khi trưởng thành trẻ dễ bị béo phì, cao huyết áp, mắc bệnh tiểu đường
Khi nào nên làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Các phụ nữ mang thai đều có nguy cơ bị bệnh tiểu đường thai kỳ vì vậy bác sĩ thường yêu cầu kiểm tra đường huyết, làm nghiệm pháp dung nạp glucose vào tuần thai thứ 24-28 để tầm soát nguy cơ bệnh. Tuy nhiên, trong trường hợp bà bầu có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ thì sẽ được yêu cầu làm xét nghiệm đường huyết sớm và theo dõi chặt chẽ trong suốt thai kỳ. Cụ thể các yếu tố nguy cơ đó gồm:
- Bị béo phì và thừa cân
- Trên 35 tuổi
- Gia đình có người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
- Tăng cân quá mức khi mang thai
- Mắc bệnh tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước
- Sinh con trước đó nặng trên 4kg
- Có tiền sử thai lưu 3 tháng cuối không rõ nguyên nhân
- Tiền sử sinh con bị dị tật bẩm sinh không rõ nguyên nhân
- Mang đa thai (sinh đôi, sinh ba…)
- Bị huyết áp cao
- Mắc hội chứng buồng trứng đa nang
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có phải nhịn ăn không?
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có phải nhịn ăn không là thắc mắc của khá nhiều mẹ bầu khi lần đầu làm xét nghiệm đường huyết. Theo các bác sĩ tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, để có một kết quả xét nghiệm chính xác thì mẹ bầu cần nhịn ăn 8-12 tiếng trước khi lấy máu, thời điểm xét nghiệm tốt nhất là vào buổi sáng. Nhân viên y tế sẽ lấy mẫu máu đầu tiên để kiểm chỉ số đường huyết lúc đói, sau đó mẹ bầu sẽ làm thêm xét nghiệm dung nạp glucose để có kết quả chính xác nhất.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu chi phí nhổ răng sâu hiện nay
- Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ cần phải nhịn ăn để kết quả được chính xác nhất
Cụ thể: Sau khi lấy máu xét nghiệm đường huyết lúc đói, mẹ bầu sẽ được uống 75g glucose trong 5 phút và được lấy thêm 2 mẫu máu để đo đường huyết tại các thời điểm sau uống glucose 1 giờ, 2 giờ. Nếu một trong các mẫu máu bằng hoặc cao hơn giới hạn cho phép thì thai phụ đã mắc tiểu đường thai kỳ. Lúc này bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và xây dựng phác đồ điều trị bệnh hợp lý để giảm thiểu biến chứng cho mẹ, thai nhi.
Ngoài việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ phải nhịn ăn, mẹ bầu cũng nên tránh sử dụng các chất kích thích (trà, cà phê…) trước ngày làm xét nghiệm để có kết quả xét nghiệm chính xác nhất.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu uy tín?
Hiện tại rất nhiều cơ sở y tế có thể thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, nhưng để có kết quả chính xác, nhanh chóng và được các bác sĩ Sản khoa đầu ngành trực tiếp thăm khám, đưa ra những tư vấn kịp thời thì rất nhiều mẹ bầu đã lựa chọn Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc.
Với quy mô khép kín, hệ thống xét nghiệm hiện đại bậc nhất, quy trình lấy máu và xét nghiệm được thực hiện nghiêm ngặt, các mẹ bầu sẽ nhận được kết quả chính xác chỉ sau thời gian ngắn. Bên cạnh đó, hàng ngàn mẹ bầu đã lựa chọn dịch vụ Thai sản trọn gói tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được chăm sóc toàn diện trong suốt thai kỳ với các mốc khám thai, siêu âm, xét nghiệm đã được lên lịch sẵn, đảm bảo mẹ không bỏ lỡ bất kỳ lần thăm khám quan trọng nào. Từ đó bác sĩ sớm phát hiện được những bất thường trong thai kỳ và có hướng xử trí an toàn, phù hợp.
>>>>>Xem thêm: Ung thư tuyến giáp di căn phổi
- Các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cận thực hiện thăm khám, xét nghiệm theo đúng chỉ định của bác sĩ để phát hiện sớm các bất thường trong thời gian mang thai.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.