Xét nghiệm tinh dịch đồ là một trong những xét nghiệm cần thiết nhằm đánh giá sức khỏe sinh sản của nam giới. Tuy nhiên không phải ai cũng biết về xét nghiệm này là gì, được thực hiện như thế nào và có những lưu ý gì cần phải biết trước khi xét nghiệm. Bài viết sau đây sẽ giải đáp hết vấn đề trên.
Bạn đang đọc: Xét nghiệm tinh dịch đồ: những điều nam giới cần phải biết
1. Tìm hiểu chung về xét nghiệm tinh dịch đồ?
Tinh dịch đồ hay còn được gọi là phân tích tinh dịch là một xét nghiệm kiểm tra tinh dịch mới được xuất tinh thường được thu thập qua việc thủ dâm của đàn ông. Phương pháp xét nghiệm này sẽ đánh giá được khả năng sinh sản của nam giới thông qua kiểm tra số lượng, hình dạng, mật độ và sự chuyển động của tinh trùng được soi dưới kính hiển vi. Việc đánh giá chất lượng tinh trùng hoàn toàn dựa theo quy chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Tinh dịch đồ hay còn được gọi là phân tích tinh dịch là một xét nghiệm kiểm tra tinh dịch mới được xuất tinh thường được thu thập qua việc thủ dâm của đàn ông.
Xét nghiệm này thường được các cặp vợ chồng thực hiện trước khi kết hôn hoặc khám vô sinh, hiếm muộn. Những người đang có nghi ngờ mắc bệnh lý liên quan đến tinh hoàn, tuyến tiền liệt, đường niệu đạo cũng có thể thực hiện xét nghiệm.
Người thực hiện xét nghiệm sẽ được biết về tình trạng hiện tại của tinh trùng qua: thể tích, số lượng, hình dạng, khả năng di động và tỷ lệ tinh trùng sống. Bên cạnh đó, bác sĩ cung cấp thêm thông tin về lượng bạch cầu và độ pH trong tinh dịch.
Quy trình lấy mẫu xét nghiệm:
– Bệnh nhân được yêu cầu không quan hệ tình dục trong 2 ngày để đảm bảo kết quả.
– Bệnh nhân lấy tinh dịch bằng việc thủ dâm vào lọ mẫu được phát, tuyệt đối không được lấy tinh dịch từ bao cao su.
– Lọ mẫu tinh dịch mang đi xét nghiệm phải được giữ ấm, không nên để ở điều kiện nhiệt độ lạnh.
2. Xét nghiệm bao gồm những gì?
2.1 Thể tích tinh dịch
Đo lượng tinh dịch trong mỗi lần xuất tinh là một phần của xét nghiệm tinh dịch. Theo đó, thông thường nam giới sẽ xuất khoảng 2-5ml tinh dịch.
2.2 Số lượng tinh dịch
Bác sĩ thực hiện phân tích tinh dịch thông qua đếm số lượng tinh trùng trong một đơn vị thể tích tinh dịch ở mỗi lần xuất tinh. Số lượng tinh trùng hay còn gọi là mật độ tinh trùng có trong 1ml tinh dịch.
2.3 Khả năng di chuyển của tinh trùng
Đây là kiểm tra tinh trùng có tính di động hướng về phía trước. Dựa tổng số tinh trùng mà bác sĩ tính ra được tỷ lệ tinh trùng di chuyển và không di chuyển.
Tìm hiểu thêm: Các vấn đề về tiết niệu thường gặp ở nam giới
Dựa tổng số tinh trùng mà bác sĩ tính ra được tỷ lệ tinh trùng di chuyển và không di chuyển.
2.4 Hình thái của tinh trùng
Đây được biết đến là một đánh giá các tính năng vật lý cũng như là hình dạng của tinh trùng. Với những tinh trùng có bất thường ở phần đầu hoặc đuôi sẽ bị ảnh hưởng sự di chuyển và khả năng thụ thai (bám dính vào trứng).
2.5 Độ pH
Đây là chỉ số các định tính axit hoặc kiềm có trong tinh dịch. Thông thường tinh dịch hơi kiềm. Nếu trường hợp bị axit hóa rất dễ gặp phải vấn đề tắc nghẽn ở ống dẫn tinh hoặc bất sản túi tinh.
2.6 Bạch cầu
Nếu trong tinh dịch chứa một số lượng lớn bạch cầu thì khả năng nhiễm trùng đường sinh dục sẽ rất cao. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ do bẩm sinh.
2.7 Các kháng thể kháng tinh trùng
Đây là một phần quan trọng trong xét nghiệm, thường sử dụng phương pháp của Tổ chức Y tế Thế giới tiến hành trong phòng xét nghiệm riêng biệt. Kháng thể kháng tinh trùng có khả năng bám vào thân tinh trùng gây khó khăn việc di chuyển và xuất hiện sau khi nam giới phẫu thuật cắt ống tinh.
3. Những lưu ý nam giới cần biết về xét nghiệm tinh dịch đồ
3.1 Chỉ số xét nghiệm tinh dịch đồ thế nào là bình thường?
Sau đây là bảng giá trị bác sĩ dùng để phân tích tinh dịch bình thường, giá trị này dựa trên quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):
– Thể tích: có tổng lớn hơn 2ml.
– Mật độ: 20 triệu/ml là thấp nhất.
– Hình dáng: 15% lượng tinh trùng có hình thái học thông thường.
– Tính di động: trên 50% tinh trùng có xu hướng di chuyển về phía trước, 25% di chuyển nhanh trong 1 tiếng sau xuất tinh.
– Độ pH: dao động từ 7,8 đến 8,0.
– Bạch cầu: có lượng nhỏ hơn 1 triệu/mL.
>>>>>Xem thêm: Chuyên gia giải đáp: Cắt bao quy đầu đau không?
Bảng giá trị theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
Bảng số liệu trên chỉ mang tính chất tham khảo, bởi vì không thể khẳng định người đàn ông có bị vô sinh hay không nếu có lượng tinh trùng ít hơn mức trên. Theo bác sĩ chuyên khoa phân tích, khả năng sinh sản còn phụ thuộc vào người vợ do đó không thể khẳng định 100% người đàn ông có bị vô sinh hay không nếu chỉ dựa và số liệu trên. Thêm vào đó, có rất nhiều trường hợp số lượng tinh dịch ổn định nhưng vẫn bị hiếm muộn vì tinh trùng không có khả năng thụ tinh. Vì vậy, khi xét nghiệm xong nên tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
3.2 Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ?
Để đảm bảo kết quả xét nghiệm được chính xác nhất, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân cần hạn chế những việc làm sau trước khi lấy mẫu xét nghiệm:
– Người bệnh không nên dùng các loại đồ uống có cồn chẳng hạn nước có ga, rượu, bia,… hoặc các chất kích thích độc hại như thuốc lá,… sẽ là một trong những tác nhân gây tổn thương tế bào tiết testosteron và suy giảm tinh trùng cả về số lượng và chất lượng.
– Mẫu xét nghiệm cần được bảo quản đúng nhiệt độ, tránh môi trường lạnh và nên tiến hành xét nghiệm trong vòng 60 phút từ khi bắt đầu lấy mẫu.
– Không quan hệ tình dục trong khoảng 3 đến 5 ngày khi lấy mẫu xét nghiệm. Thời điểm lấy mẫu xét nghiệm đạt kết quả chính xác nhất thường vào buổi sáng.
– Cân nhắc việc sử dụng các loại thuốc hiện tại, cần hỏi trước ý kiến của bác sĩ để điều chỉnh cho phù hợp với xét nghiệm.
– Những người đang trong tình trạng sốt cao hoặc có dấu hiệu bị viêm nhiễm thì không nên thực hiện xét nghiệm.
Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến xét nghiệm tinh dịch đồ. Tuy là xét nghiệm đơn giản nhưng để đảm bảo kết quả chính xác, chẩn đoán đúng các bệnh hiện tại thì bệnh nhân nên thực hiện đúng theo những lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa trước khi tiến hành xét nghiệm. Việc thực hiện này không chỉ giúp bệnh nhân điều trị đúng bệnh mà còn tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị đặc biệt là căn bệnh vô sinh, hiếm muộn đang có tỷ lệ tăng cao hiện nay.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.