Triple test là một trong những xét nghiệm cần thiết mẹ bầu nên thực hiện khi mang thai. Triple test là gì? Mục đích thực hiện là gì là những vấn đề được không ít mẹ bầu quan tâm khi được yêu cầu thực hiện.
Bạn đang đọc: Xét nghiệm Triple test là gì? mẹ bầu quan tâm
Xét nghiệm Triple test là gì?
Trước thắc mắc Triple test là gì, các bác sĩ sản khoa của Bệnh viện ĐKQT Thu cúc là giải đáp như sau: Đây là xét nghiệm tầm soát sử dụng máu mẹ để tìm hiểu nguy cơ một số rối loạn bẩm sinh ở thai nhi. Có 2 chất được sử dụng trong xét nghiệm này là AFP, hCG và Estrirol. Trong đó, AFP là loại protein do thai sản xuất, hCG là loại nội tiết tố do nhau sản xuất trong quá trình mang thai và Estrirol là loại nội tiết tố estrogen được cả nhau và thai sản xuất.
Triple test là một trong những xét nghiệm cần thiết mẹ bầu nên thực hiện khi mang thai
Triple test là xét nghiệm không xâm lấn và hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi. Quy trình xét nghiệm bao gồm thu thập thông tin và sản phụ và thai nhi. Lấy máu thai phụ và gửi mẫu đến phòng xét nghiệm, kết quả xét nghiệm thường có 3-5 ngày.
Thời điểm thực hiện xét nghiệm Triple test
Triple test có thể thực hiện khi thai nhi từ 15-20 tuần. Tuy nhiên, kết quả chính xác nhất khi thai 16-18 tuần, tất cả phụ nữ mang thai đều nên thực hiện xét nghiệm này, nhất là những mẹ bầu thuộc những trường hợp sau:
- Người có tiền sử gia đình có dị tật bẩm sinh
- Mẹ bầu mang thai khi trên 35 tuổi
- Mẹ bầu có sử dụng thuốc hoặc các chất có thể gây hại cho thai nhi
- Mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường có sử dụng insulin
- Mẹ bầu bị nhiễm trùng virus trong thời kỳ mang thai
- Mẹ bầu có tiếp xúc với phóng xạ liều lượng cao
Mục đích xét nghiệm Triple test là gì?
Theo các bác sĩ sản khoa của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Triple test là xét nghiệm rất cần thiết và mang giá trị bảo vệ cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, xét nghiệm Triple test không thể chẩn đoán tình trạng thai mà chỉ cho biết hiện tại thai nhi có nguy cơ bị rối loạn di truyền NST như thế nào và cần phải làm thêm những xét nghiệm khác nữa không.
Tìm hiểu thêm: Cách xử lý răng số 5 hàm trên bị sâu
Triple test có thể thực hiện khi thai nhi từ 15-20 tuần
Nếu nồng độ AFP tăng có thể thai sẽ có nguy cơ cao bị dị tật ống thần kinh nhu cột sống chẻ đôi hay vô sọ. Trong trường hợp này cần xác định chính xác tuổi thai, bởi vì đa số những trường hợp AFP tăng là do xác định tuổi thai sai. Nếu nồng độ AFP giảm và nồng độ hCG, estriol cũng giảm thì thai nhi sẽ tăng nguy cơ bị Hội chứng Down, hội chứng Edwards hoặc bị bất thường NST khác.
Tuy nhiên, để kết quả Triple test đạt tỷ lệ chính xác cao cần phải kết hợp kết quả xét nghiệm ba chất trên với nhiều yếu tố khác như tuổi của mẹ, cân nặng, chiều cao, tiền sử bệnh tật của mẹ, tình trạng thai, tuổi thai ở thời điểm xét nghiệm.
Trong trường hợp kết quả xét nghiệm cho thấy thai hiện tại có nguy cơ cao bị một hoặc nhiều các rối loạn thì các bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện chẩn đoán các định bằng thủ thuật xâm lấn như chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau.
Việc chẩn đoán sớm trước sinh giúp các định chính xác tình trạng bất thường của thai và giúp cho các mẹ bầu đưa ra quyết định phù hợp nếu có bất thường xảy ra đồng thời lên kế hoạch chăm sóc để có thai kỳ khỏe mạnh.
>>>>>Xem thêm: Ung thư bàng quang có chữa được không?
Việc chẩn đoán sớm trước sinh giúp các định chính xác tình trạng bất thường của thai và giúp cho các mẹ bầu đưa ra quyết định phù hợp
Được đánh giá là một trong những bệnh viện uy tín, bệnh viện ĐKQT Thu Cúc hiện được rất nhiều mẹ bầu tin tưởng lựa chọn để thực hiện khám thai và vượt cạn. Với đội ngũ bác sĩ sản khoa đầu ngành trong nước và Quốc tế cùng với sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp kết quả xét nghiệm đạt tỉ lệ chính xác cao, từ đó có hướng xử trí kịp thời nếu có bất thường xuất hiện. Ngoài ra khi đăng ký Thai sản trọn gói, toàn bộ lịch khám thai được lên sẵn sẽ giúp các mẹ không bỏ lỡ bất cứ một mốc khám thai hay những xét nghiệm quan trọng, nhờ đó có thể yên tâm trong suốt quá trình mang thai. Nếu vẫn còn những thắc mắc liên quan đến xét nghiệm Triple test hoặc cần tư vấn về thai sản các mẹ hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp cụ thể hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.