Xét nghiệm ung thư cổ tử cung: 4 điều cần biết

Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư phổ biến và nguy hiểm nhất ở phụ nữ, có thể dẫn đến tử vong nếu phát hiện muộn và không kịp thời điều trị. Hiện nay với sự phát triển của y học, các phương pháp xét nghiệm ung thư cổ tử cung đã ra đời, hỗ trợ sàng lọc và phát hiện bệnh sớm. Những xét nghiệm này được coi là “lá chắn” bảo vệ sức khỏe phụ nữ trước những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Bạn đang đọc: Xét nghiệm ung thư cổ tử cung: 4 điều cần biết

1. Tìm hiểu về xét nghiệm ung thư cổ tử cung

1.1. Khái niệm

Tầm soát ung thư cổ tử cung là phương pháp phát hiện các tế bào bất thường, tiền ung thư tại khu vực cổ tử cung (khe hẹp nối âm đạo với tử cung) của phụ nữ. Ở người khỏe mạnh, cổ tử cung có màu hồng nhạt cùng lớp tế bào vảy mỏng, phẳng. Ống cổ tử cung được hình thành từ một dạng tế bào gọi là tế bào trụ. Tại khu vực giao nhau giữa hai loại tế bào này hay còn gọi là vùng chuyển tiếp thường xuất hiện các tế bào bất thường gây ra ung thư cổ tử cung.

Theo thống kê của Globocan 2020, tại Việt Nam có 4.132 ca mắc mới được phát hiện và 2.223 ca tử vong do ung thư cổ tử cung, nằm trong top 5 các loại ung thư gây tử vong ở phụ nữ. Cũng trong năm này trên toàn thế giới, ung thư cổ tử cung có khoảng 604.000 ca mắc mới được phát hiện và 342.000 ca tử vong. Tại các quốc gia đang phát triển, tỉ lệ ung thư cổ tử cung xếp thứ 2 ở mức độ phổ biến và thứ 3 ở các ca tử vong.

Hiện nay, biện pháp tốt nhất để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung là thực hiện tầm soát ung thư định kỳ bao gồm các xét nghiệm sàng lọc. Kiểm tra sức khỏe sinh sản và phụ khoa đã được chứng minh khả năng phát hiện ung thư ngay từ giai đoạn chớm nở, hỗ trợ cải thiện đáng kể tỉ lệ điều trị thành công, ngăn cản ung thư tiến triển và di căn trên cơ thể.

Xét nghiệm ung thư cổ tử cung: 4 điều cần biết

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính phổ biến với phụ nữ.

1.2. Khi nào cần thực hiện xét nghiệm ung thư cổ tử cung?

Tất cả phụ nữ trưởng thành ở trong độ tuổi sinh sản đều nên thực hiện tầm soát và xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ. Bên cạnh đó, nếu xuất hiện những dấu hiệu sau, việc thăm khám càng trở nên quan trọng và cần thiết:

– Chảy máu âm đạo dù không trong kì kinh nguyệt

– Chu kì kinh nguyệt kéo dài bất thường

– Khí hư đổi màu, mùi

– Chảy máu bất thường sau khi quan hệ tình dục

– Đau tức vùng bụng dưới và sụt cân đột ngột không rõ nguyên nhân

– Cơ thể mệt mỏi, ủ rũ

1.3. Tần suất thực hiện xét nghiệm ung thư cổ tử cung

Theo ACCS (Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ) và USPSTF (Cơ quan Y tế Dự phòng Hoa Kỳ) thì việc tiêm vaccine HPV có khả năng phòng ngừa và hạn chế tác động của virus này đối với cơ thể. Tuy nhiên bạn vẫn cần đồng thời thực hiện tầm soát và các xét nghiệm sàng lọc để tăng hiệu quả phòng ngừa ung thư.

Tần suất thực hiện sàng lọc sẽ phụ thuộc và tình trạng sức khỏe, độ tuổi cũng như bệnh sử của bạn. Cụ thể:

– Phụ nữ dưới 21 tuổi chưa cần thực hiện sàng lọc.

– Phụ nữ từ 21 – 29 tuổi được khuyến cáo sàng lọc bằng phương pháp xét nghiệm Pap từ năm 21 tuổi và tái xét nghiệm mỗi 3 năm.

– Phụ nữ từ 30 – 65 tuổi được khuyến cáo sàng lọc bằng một trong các phương pháp sau:

Xét nghiệm HPV hoặc HPV kết hợp Pap mỗi 5 năm: Nếu kết quả bình thường bạn có thể đợi tiếp 5 năm để tái khám.

Xét nghiệm Pap mỗi 3 năm: Nếu kết quả bình thường bạn có thể đợi tiếp 3 năm để tái khám.

– Phụ nữ trên 65 tuổi có thể liên hệ bác sĩ để nhận tư vấn có nên tiếp tục sàng lọc hay không nếu các kết quả trước đó đều bình thường. Trong trường hợp phát hiện bất thường, bạn vẫn cần tiếp tục sàng lọc định kỳ.

2. Các phương pháp xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung hiện nay

Hiện nay có 2 phương pháp xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung phổ biến là:

2.1. Xét nghiệm Pap

Có thể nói xét nghiệm Pap là phương pháp xuất hiện sớm và mang tính phổ biến nhất khi nói đến sàng lọc ung thư cổ tử cung.

Quá trình thực hiện xét nghiệm Pap khá đơn giản, bạn sẽ được yêu cầu nằm trên bàn và dang rộng chân với đầu gối hơi cong. Bác sĩ sẽ sử dụng mỏ vịt để mở âm đạo, bộc lộ rõ cổ tử cung và dùng que gỗ spatula hoặc chổi lấy mẫu để lấy các tế bào tại đây. Sau đó mẫu vật sẽ được mang đi phân tích tại phòng thí nghiệm.

Nếu kết quả trả về cho thấy có sự bất thường ở mẫu tế bào, bạn có thể được chỉ định thực hiện thêm các phương pháp chuyên sâu khác để hỗ trợ, khẳng định chẩn đoán hoặc đưa ra hướng theo dõi, điều trị.

Theo các nghiên cứu mới nhất, xét nghiệm Pap được khuyến cáo cho phụ nữ trên 25 tuổi với tần suất thực hiện mỗi 3 – 5 năm với người có sức khỏe bình thường và định kỳ hàng năm với người dương tính với virus HPV.

Ngoài ra, phương pháp phết tế bào cổ tử cung cũng được sử dụng nhiều hiện nay là Thin prep. Đây là biện pháp được cải tiến trên nền tảng của Pap smear với cách thức và mục đích tương tự nhau. Điểm khác biệt duy nhất là sau khi lấy mẫu tế bào, nếu với Pap smear là phết vào lam kính để bảo quản thì Thin prep sử dụng một loại dung dịch chuyên dụng giúp bảo quản tế bào tốt hơn, mang lại độ chính xác cao trong việc phân tích.

Tìm hiểu thêm: Sinh thường hay sinh mổ đau hơn?

Xét nghiệm ung thư cổ tử cung: 4 điều cần biết

Mô phỏng quá trình phết tế bào cổ tử cung trong xét nghiệm Pap.

2.2. Xét nghiệm HPV

HPV là một virus lây qua đường tình dục. HPV có khoảng 200 dạng, trong đó HPV 16 và HPV 18 là nguyên nhân gây ra gần 80% trường hợp ung thư cổ tử cung. Chính vì vậy, xét nghiệm HPV được áp dụng hiệu quả trong sàng lọc ung thư cổ tử cung. So với xét nghiệm Pap truyền thống ở trên, xét nghiệm HPV là phương pháp tiên tiến hơn với độ nhạy và đặc hiệu cao, cho phép xác định nhanh chóng hai loại HPV 16 và 18.

Để thu thập mẫu cho xét nghiệm HPV, bác sĩ cũng cần lấy mẫu tế bào cổ tử cung. Hiện nay phương pháp này được khuyến cáo trong tầm soát ung thư cổ tử cung cho đa dạng đối tượng. Nếu kết quả xét nghiệm HPV của bạn bình thường thì khoảng 5 năm sau bạn mới cần tái sàng lọc. Bên cạnh đó bạn có thể kết hợp xét nghiệm HPV và Pap để có kết quả chính xác nhất.

Hiện nay, nếu có nhu cầu tầm soát ung thư cổ tử cung, bạn hoàn toàn có thể thực hiện tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI. Đến với Thu Cúc TCI, không chỉ tầm soát sức khỏe toàn diện, bạn còn được trải nghiệm:

– Không gian thăm khám thoải mái, thuận tiện cho khách hàng dừng chân và nghỉ ngơi

– Điều dưỡng viên chăm sóc tận tình, thân thiện, hướng dẫn đến từng khoa phòng

– Trang thiết bị hiện đại phục vụ tầm soát nhiều loại ung thư

– Đội ngũ y bác sĩ nhiệt tình, chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm

Xét nghiệm ung thư cổ tử cung: 4 điều cần biết

>>>>>Xem thêm: Lưu ngay các cách nhổ răng lung lay không đau cho trẻ

Chủ động thực hiện tầm soát định kỳ để phát hiện sớm, hạn chế nguy cơ mắc bệnh và các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.

Hi vọng những thông tin đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung cũng như bỏ túi được một địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *