Xét nghiệm ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng là bệnh thường gặp ở đường tiêu hóa và có tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì thế, những người trên 40 tuổi cần chủ động xét nghiệm ung thư đại tràng định kỳ nhằm phát hiện sớm bệnh (nếu có).

Bạn đang đọc: Xét nghiệm ung thư đại tràng

Theo các chuyên gia y tế, ung thư đại trực tràng khởi phát từ sự phát triển mất kiểm soát của các tế bào ở đại tràng hoặc trực tràng, hình thành nên các khối u ác tính. Bệnh tuy rất nguy hiểm nhưng có khả năng chữa khỏi lên tới 90% nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm. Vì thế việc chủ động xét nghiệm sớm ung thư đại tràng là rất cần thiết.

1. Những ai nên xét nghiệm ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng có thể gặp ở mọi đối tượng, lứa tuổi, tuy nhiên những đối tượng sau đây có khả năng cao mắc bệnh:

  • Người trên 40 tuổi

Thống kê cho thấy đa phần bệnh nhân ung thư đại trực tràng nằm ở độ tuổi trên 40. Tuy nhiên, những người dưới 40 tuổi cũng không chủ quan vì thực tế cho thấy lứa tuổi này vẫn có thể mắc ung thư đại tràng, chỉ là tỷ lệ thấp hơn so với tuổi 40.

Xét nghiệm ung thư đại tràng

Những người trên 40 tuổi dễ bị ung thư đại trực tràng làm phiền

  • Mắc bệnh viêm loét đại tràng

Bệnh viêm loét đại tràng và bệnh Crohn cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng.

  • Có tiền sử bị polyp đại tràng

Polyp đại tràng là tổn thương nhỏ có dạng khối u, đa phần là lành tính. Tuy nhiên, một số ít trong các polyp này có thể chuyển thành ung thư, nhất là polyp có kích thước lớn hoặc có nhiều polyp.

  • Có một số điều kiện di truyền

Ung thư đại tràng là một trong số ít bệnh ung thư có tính di truyền. Một số hội chứng di truyền như FAP, HNPCC làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển ung thư đại tràng, đặc biệt là có thể phát triển bệnh ở độ tuổi rất trẻ.

Nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cũng sẽ tăng cao nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh ung thư đại trực tràng, nhất là thân nhân có quan hệ huyết thống gần thì nguy cơ mắc bệnh tăng cao, đặc biệt là khi ung thư xuất hiện trước tuổi 60.

  • Ăn nhiều thịt đỏ, thịt chế biến sẵn

Thịt đỏ, thịt chế biến sẵn làm tăng nguy cơ ung thư do vậy cần hạn chế ăn nhiều. Ngoài ra, thức ăn chứa nhiều mỡ, thịt nướng ở nhiệt độ cao… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu cách điều trị tiền ung thư cổ tử cung

Xét nghiệm ung thư đại tràng

Chế độ ăn uống không khoa học cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh

  • Người lười vận động

Những người ít vận động, hay ngồi một chỗ có nguy cơ mắc ung thư đại tràng cao hơn những người khác.

  • Người thừa cân – béo phì

Thừa cân, béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng mà cũng là yếu tố nguy cơ chung của đa số các loại bệnh ung thư khác.

  • Hút thuốc lá, nghiện rượu

Những người hút thuốc lá, uống rượu nhiều cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng.

2. Những xét nghiệm ung thư đại tràng cần làm

Để phát hiện bạn có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng hay không, bạn cần thực hiện các xét nghiệm sau:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ khám thể chất, hỏi thăm bệnh sử và đánh giá nguy cơ mắc bệnh của người bệnh, từ đó tư vấn các xét nghiệm cần thiết.
  • Xét nghiệm máu trong phân (FOBT): Đôi khi các ung thư hay các u thịt (polyp) gây chảy máu, FOBT có thể phát hiện một lượng nhỏ máu trong phân mà mắt thường không thể nhìn thấy.

Xét nghiệm ung thư đại tràng

>>>>>Xem thêm: 9 dấu hiệu chuyển dạ tuần 40 mà mẹ bầu không nên bỏ qua

Nội soi đại trực tràng là phương pháp thăm khám hiệu quả giúp phát hiện sớm bệnh

  • Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm ung thư CEA, CA 19-9
  • Siêu âm ổ bụng: Giúp phát hiện những bệnh lý trong ổ bụng
  • Nội soi đại tràng: Giúp phát hiện sớm những bất thường, tổn thương, khối u ở đại trực tràng. Nếu nghi ngờ ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm khác như: chụp CT, MRI, sinh thiết…

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc có hệ thống trang thiết bị y tế, máy móc hiện đại giúp xét nghiệm ung thư đại tràng, chẩn đoán chính xác và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *