Xơ gan là một bệnh mạn tính và có thể tiến triển thành ung thư gan nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách. Xét nghiệm xơ gan giúp tầm soát, chẩn đoán, phát hiện bệnh sớm, chính xác và có phương hướng điều trị bệnh kịp thời.
Bạn đang đọc: Xét nghiệm xơ gan bao gồm những gì?
1. Sơ lược về bệnh xơ gan
Xơ gan là bệnh mạn tính, gây những tổn thương nghiêm trọng cho gan. Bệnh rất khó chữa trị và có thể tiến triển thành ung thư gan nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách.
Xơ gan được phân thành xơ gan còn bù và xơ gan mất bù. Biểu hiện lâm sàng bao gồm hội chứng suy tế bào gan và tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Giai đoạn đầu hầu hết là xơ gan còn bù. Bệnh thường diễn ra trong nhiều năm, chức năng gan chưa suy giảm nhiều, đa số người bệnh không có biến chứng.
Bệnh xơ gan giai đoạn cuối gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.
Theo thời gian, sự xơ hóa tăng làm suy giảm chức năng gan, gây ra xơ gan mất bù với nhiều biến chứng. Chẩn đoán xơ gan cần dựa trên các triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm sinh thiết gan. Điều trị xơ gan cũng gồm nhiều biện pháp, người bệnh cần thực hiện kết hợp các phương pháp với nhau để đạt hiệu quả cao hơn.
2. Triệu chứng xơ gan cần biết
Các triệu chứng của xơ gan xuất hiện theo từng giai đoạn bệnh. Trong giai đoạn đầu, người bệnh có thể không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào. Nếu có biểu hiện cũng rất mơ hồ và dễ gây nhầm lẫn với triệu chứng của một số bệnh lý khác.
2.1. Các dấu hiệu ban đầu
– Cơ thể thiếu năng lượng, luôn cảm thấy mệt mỏi
– Chán ăn và ăn không ngon
– Buồn nôn
– Sốt nhẹ
– Giảm cân bất thường
Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm gan C và các giai đoạn diễn tiến của bệnh
Cơ thể người bệnh viêm gan luôn thiếu năng lượng, mệt mỏi
2.2. Triệu chứng khi bệnh tiến triển nặng
Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng xơ gan trở nên nghiêm trọng hơn, bao gồm:
– Vàng da, vàng mắt
– Ngứa da, sạm da
– Da dễ bầm tím và chảy máu
– Lòng bàn tay đỏ rực lên (bàn tay son)
– Xuất hiện các nốt giãn mạch màu đỏ trên da
– Sưng cẳng chân, bàn chân và vùng mắt cá chân
– Cổ trướng (báng bụng) do tụ dịch trong ổ bụng
– Nước tiểu sẫm màu
– Phân có thể nhạt màu
– Lú lẫn, suy giảm trí nhớ hoặc thay đổi tính cách
– Đi ngoài ra máu hoặc ói ra máu
– Giảm ham muốn tình dục
3. Xét nghiệm xơ gan gồm những gì
– Xét nghiệm máu – để kiểm tra xem chức năng gan có hoạt động bình thường được hay không. Tuy nhiên, các xét nghiệm cũng có thể bình thường ở những bệnh nhân xơ gan.
– Siêu âm, CT scan, hoặc chụp đồng vị phóng xạ để tìm dấu hiệu xơ gan ở bên trong hay trên bề mặt gan.
– Nội soi bụng – đặt một camera rất nhỏ vào bên trong bụng qua một đường rạch nhỏ để quan sát gan một cách trực tiếp.
– Sinh thiết gan – lấy đi một mẫu mô của gan để nghiên cứu dưới kính hiển vi để xác định xem có hóa sợi hay hóa sẹo không. Sinh thiết là cách duy nhất để chẩn đoán chắc chắn 100%.
4. Điều trị xơ gan thế nào?
Khi đã phát hiện xơ gan, người bệnh cần phải điều trị ngay, tránh để tình trạng xơ quá nặng mà gan không còn khả năng phục hồi chức năng. Tùy vào giai đoạn của xơ gan và nguyên nhân gây ra xơ gan mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh.
Trong giai đoạn đầu, người bệnh sẽ điều trị nguyên nhân cơ bản giúp giảm thiểu thiệt hại cho gan. Một số phương pháp điều trị có thể áp dụng bao gồm:
4.1. Sử dụng thuốc
Thuốc điều trị viêm gan B hoặc viêm gan C có thể hạn chế các tổn thương tế bào gan do tình trạng này gây ra. Xơ gan là căn bệnh nguy hiểm với nhiều biến chứng nặng nề, vì thế bệnh nhân xơ gan phải tuyệt đối tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ, tránh việc dùng thuốc bừa bãi mà gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới gan hơn.
>>>>>Xem thêm: Thực phẩm người bệnh sỏi thận nên tránh
Với đội ngũ y bác sĩ giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại, bệnh viện Thu Cúc là địa chỉ khám và xét nghiệm xơ gan uy tín.
4.2. Cai rượu
Người mắc bệnh xơ gan tuyệt đối không sử dụng rượu. Những người xơ gan do lạm dụng rượu cần phải cai rượu ngay lập tức. Bác sĩ có thể tư vấn cách thức điều trị nghiện rượu cho người bệnh.
4.3. Giảm cân
Những người bị xơ gan xuất phát từ viêm gan nhiễm mỡ không do rượu cần chú trọng giảm cân và kiểm soát lượng đường có trong máu.
4.4. Ăn uống khoa học
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh xơ gan cần có chế độ dinh dưỡng và chế độ nghỉ ngơi lành mạnh, khoa học.
Trường hợp xơ gan phát triển và gây biến chứng, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các phương pháp điều trị cụ thể, phụ thuộc vào biến chứng và mức nghiêm trọng của chúng.
5. Phẫu thuật ghép gan
Trong những trường hợp xơ gan đã tiến triển nặng, khiến gan mất khả năng hoạt động, phẫu thuật ghép gan là lựa chọn duy nhất của người bệnh. Bác sĩ sẽ tiến hành thay thế lá gan hết chức năng của người bệnh bằng lá gan khỏe mạnh được hiến tặng.
Để biết thêm thông tin cũng như để được tư vấn trực tiếp về xét nghiệm xơ gan, bạn đọc vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 1900 55 88 92 để được giải đáp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.