Trái cây từ lâu luôn là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn uống. Đặc biệt với người bệnh xơ gan, trái cây là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu. Cùng theo dõi bài viết sau để biết “xơ gan ăn trái cây gì”, từ đó góp phần xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bị xơ gan thêm phong phú.
Bạn đang đọc: Xơ gan ăn trái cây gì phù hợp? Chuyên gia gợi ý các loại quả tốt
1. Tìm hiểu về bệnh xơ gan
Gan là cơ quan lớn trong cơ thể, đảm nhận nhiều trọng trách quan trọng như:
– Tổng hợp protein
– Dự trữ glycogen
– Thanh lọc cơ thể
– Dự trữ vitamin
– Tạo ra mật để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn
Xơ gan là một trong những bệnh lý phổ biến ở gan. Xơ gan đặc trưng bởi tình trạng tế bào gan bị tổn thương trong thời gian dài, tạo thành các mô xơ, mô sẹo khiến chức năng của gan suy giảm. Để cải thiện bệnh, bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cần kết hợp chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp.
2. Lợi ích của hoa quả với người bệnh xơ gan
Thực hiện chế độ ăn hợp lý đem đến nhiều lợi ích cho người bệnh xơ gan, cụ thể là:
– Giúp giải độc gan
– Cải thiện chức năng gan
– Giúp tiêu hóa tốt
– Thúc đẩy trao đổi chất
– Thanh lọc máu
– Loại bỏ độc tố trong cơ thể
– Giảm nguy cơ sỏi mật
– Cải thiện triệu chứng của bệnh xơ gan gây ra
Các loại rau củ quả, trái cây là nhóm chất không thể thiếu trong thực đơn của người bệnh xơ gan. Cụ thể, các vitamin và khoáng chất giúp cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe để chống lại bệnh và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng.
3. Gợi ý: Xơ gan ăn trái cây gì?
3.1. Xơ gan ăn trái cây gì – Táo là loại quả phù hợp
Xơ gan ăn trái cây gì? Nếu đang mắc bệnh xơ gan, đừng bỏ qua táo. Táo có thể giúp gan giảm tải bớt khối lượng công việc.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng táo có khả năng hỗ trợ quá trình đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Do đó, người bệnh xơ gan nên ăn táo thường xuyên để giảm bớt gánh nặng cho gan, từ đó cải thiện sức khỏe cho cơ quan này.
Bên cạnh đó, táo còn đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, chẳng hạn như:
– Hỗ trợ hòa tan sỏi mật bằng axit malic.
– Hỗ trợ đào thải kim loại nặng mà cơ thể hấp thụ từ thực phẩm, nhờ vào hàm lượng protein dồi dào.
– Loại bỏ vi khuẩn đường ruột có hại, hạn chế nguy cơ viêm bàng quang.
– Ngăn ngừa các tình trạng, bệnh lý về gan khác.
Táo là thức quả hỗ trợ cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh xơ gan
3.2. Nho là trái cây tốt cho bệnh xơ gan
Nho chứa hàm lượng lớn resveratrol – một hoạt chất chống oxy hóa đem đến nhiều lợi ích về sức khỏe cho con người. Nhờ đó, tình trạng viêm nhiễm cũng như tổn thương ở gan cũng được thuyên giảm đáng kể.
3.3. Xơ gan ăn trái cây gì? – Bưởi là loại quả phù hợp
Bưởi cũng thuộc danh sách loại trái cây dành cho người bệnh xơ gan. Tác dụng của bưởi với gan bao gồm giảm viêm và bảo vệ tế bào gan.
Cũng giống như nho, bưởi chứa nhiều chất chống oxy hóa, điển hình như naringenin hay naringin. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cả hai hoạt chất trên đều có khả năng gan khỏi những yếu tố xấu tác động.
Bên cạnh đó, không ít chuyên gia cũng đưa ra kết luận cả naringenin và naringin đều có công dụng làm chậm sự phát triển của xơ gan, kìm hãm sự phát triển của quá trình xơ hóa tại gan.
3.4. Dứa là trái cây phù hợp
Nếu đang bị xơ gan hoặc đang gặp các vấn đề về gan, bạn nên bổ sung dứa vào thực đơn hàng ngày. Lý do là vì loại trái cây nhiệt đới này giàu thành phần dinh dưỡng tuyệt vời như:
– Bromelain: enzyme hỗ trợ chống viêm, giảm sưng
– Vitamin C: cải thiện, nâng cao khả năng hoạt động của hệ miễn dịch
– Vitamin B: hỗ trợ các phản ứng trao đổi chất diễn ra hiệu quả hơn
– Một số khoáng chất bao gồm kali, phốt pho, mangan…
Ngoài ra, không ít chuyên gia cho rằng dứa còn có công dụng “làm sạch” các tế bào gan bằng cách góp phần hỗ trợ trong quá trình thải độc.
Tìm hiểu thêm: Viêm gan siêu vi B là bệnh gì?
Dứa chứa nhiều vitamin, khoáng chất bổ dưỡng giúp cải thiện chức năng của gan
3.5. Người bị xơ gan nên ăn cam
Cam chứa hàm lượng vitamin C cùng các chất oxy hóa dồi dào giúp cải thiện sức khỏe gan, tăng cường miễn dịch cho sức khỏe người bệnh.
Đặc biệt, chất chống oxy hóa trong cam còn giúp gan chống lại ký sinh trùng, đào thải độc tố hiệu quả.
3.6. Chuối
Chuối cũng được gợi ý là loại quả tốt cho người bị xơ gan. Chuối chứa lượng kali dồi dào, giúp bảo vệ gan khỏi những ảnh hưởng tiêu cực do tình trạng thiếu hụt kali gây ra.
Ngoài ra, chuối còn được chứng minh cải thiện khả năng miễn dịch, từ đó ngăn ngừa gan chịu thêm nhiều tổn thương.
>>>>>Xem thêm: Polyp túi mật 5mm có nguy hiểm không? – Góc giải đáp
Chuối dễ tìm, dễ mua và dễ ăn nên người bệnh xơ gan nên ăn hàng ngày
3.7. Bơ
Những dưỡng chất trong quả bơ như chất béo tốt, các vitamin B, C, E đều tốt cho sức khỏe của gan. Thêm vào đó, bơ còn chứa glutathione – chất chống oxy hóa cải thiện khả năng giải độc gan, rất có lợi cho người bệnh xơ gan.
3.8. Dưa hấu
Arginine và citrulline là hai hoạt chất có nhiều trong quả dưa hấu. Đây là những yếu tố góp phần tăng cường khả năng chịu đựng của mao mạch, tạo tiền đề cho máu lưu thông dễ dàng hơn.
Do đó, người bị xơ gan đặc biệt tăng áp tĩnh mạch cửa đã phát sinh nên ăn dưa hấu. Nguyên nhân là vì dưa hấu có thể tác động đến chứng tăng áp tĩnh mạch cửa – biến chứng xơ gan thường gặp.
4. Người bệnh xơ gan nên ăn rau củ quả gì?
– Rau quả tươi chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt, thiết yếu.
– Ăn các loại rau củ quả giàu vitamin làm chậm quá trình tiến triển của xơ gan, cải thiện sức khỏe nói chung. Ví dụ cà rốt chứa nhiều beta-carotene – chất chống oxy hóa mạnh, bảo vệ gan và loại bỏ các gốc tự do ra khỏi cơ thể.
– Nên bổ sung các loại rau dồi dào vitamin A, B, C, D, E.
– Chất xơ trong rau giúp giải độc, cải thiện hệ tiêu hóa và làm sạch cơ thể. Bên cạnh rau xanh, người bệnh xơ gan có thể cung cấp chất xơ thông qua ngũ cốc nguyên hạt, đậu, bánh mì.
Chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng giúp người bệnh kiểm soát tình trạng xơ hóa gan. Trong đó, người xơ gan nên tăng cường bổ sung hoa quả vì chúng có hàm lượng vitamin dồi dào và các chất của hoa quả giúp nâng cao sức khỏe gan và cải thiện sức khỏe toàn diện.
Xơ gan là bệnh lý gan mật nguy hiểm, cần được điều trị sớm. Do đó, người bệnh cần thăm khám tại chuyên khoa Gan mật để được tư vấn chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và dùng thuốc sao cho hợp lý.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.