Xơ gan là bệnh lý về gan nguy hiểm, có tỷ lệ biến chứng và tử vong cao. Chính vì thế nhiều người lo lắng xơ gan có lây không, nếu có thì lây qua đường nào? Để trả lời câu hỏi này đầu tiên bạn cần biết nguyên nhân gây ra xơ gan.
Bạn đang đọc: Xơ gan có lây không và những điều cần biết
1. Nguyên nhân gây xơ gan
1.1. Do virus gây viêm gan
Các bệnh viêm gan virus như viêm gan B, C nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ luôn ở thể viêm gan “hoạt động”. Lúc này virus sẽ phá hủy tế bào gan, tạo điều kiện cho các mô, xơ, sẹo phát triển dẫn tới xơ gan. Thậm chí, viêm gan do virus nếu không được điều trị hay không tuân thủ phác đồ của bác sĩ sẽ có nguy cơ cao biến chứng ung thư gan.
1.2. Xơ gan do ký sinh trùng
Có nhiều nguyên nhân gây ra xơ gan
Có nhiều nghiên cứu chứng minh các loại ký sinh trùng cũng có thể là nguyên nhân gây nên nhiều tổn thương ở tế bào gan, dẫn tới xơ gan. Một số loại ký sinh trùng đó là sán lá gan, ký sinh trùng sốt rét,…
1.3. Xơ gan do bia rượu
Chắc hẳn ai cũng biết, rượu bia là liều thuốc độc đối với gan. Khi uống rượu bia, sử dụng chất kích thích quá nhiều sẽ khiến lá gan phải gồng mình lên thải độc tố, cồn ra khỏi cơ thể,… Khi hoạt động này lặp đi lặp lại quá nhiều lần, dẫn tới việc hoạt động của gan trở nên quá tải. Đó chính là nguyên nhân khiến gan xơ hóa ở những người nghiện rượu bia,…
1.4. Xơ gan mật nguyên phát
Xơ gan mật nguyên phát và xơ gan mật thứ phát do sỏi mật làm nghẽn đường mật, xơ gan do viêm gan tự miễn,…
Tắc mật là một trong những yếu tố hàng đầu gây ra hiện tượng ứ mật trong gan. Nếu tắc mật không được phát hiện cũng như điều trị kịp thời rất dễ dẫn tới xơ gan. Ngoài ra, ứ mật có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như: viêm tá tràng, viêm đường dẫn mật, teo ống dẫn mật bẩm sinh,…
1.5. Xơ gan do thuốc
Nếu bạn có tiền sử sử dụng quá nhiều thuốc, lạm dụng thuốc,… trong đó có các thành phần không tốt cho gan cũng có nguy cơ mắc xơ gan.
Bên cạnh đó, xơ gan còn có thể do tắc nghẽn mạch máu kéo dài ở những người suy tim, viêm tắc tĩnh mạch cửa gan hay người có chế độ ăn không hợp lý, thiếu khoa học,… Những người béo phì thừa cân cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh lý liên quan tới xơ gan.
2. Xơ gan có lây không và lây qua đường nào?
2.1. Xơ gan có lây không?
Tìm hiểu thêm: Sán lá gan gây tác hại gì cho vật chủ và cách phòng tránh
Xơ gan có lây không?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý xơ gan. Tuy nhiên xơ gan có lây không lại tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
– Nếu xơ gan do các nguyên nhân: các bệnh lý tim mạch, viêm ruột, rượu, bia, thuốc lá, các chất độc, xơ gan do bẩm sinh,… thì không có khả năng lây nhiễm cho người khác.
– Nếu nguyên nhân dẫn đến xơ gan là các sinh vật: virus, ký sinh trùng thì xơ gan có thể lây và chúng chính là loại tác nhân.
Vì vậy để có thể biết được xơ gan có lây không thì bạn phải tìm hiểu và nắm bắt rõ về nguyên nhân gây nên tình trạng xơ gan của mình. Từ đó có những biện pháp phòng bệnh đối với loại có lây nhiễm. Bên cạnh đó cũng giúp cho việc điều trị nguyên nhân bệnh được hiệu quả hơn.
2.2. Xơ gan lây qua đường nào?
Nếu xơ gan nguyên nhân do viêm gan virus B, C gây nên thì bệnh lây qua đường máu, quan hệ tình dục không an toàn. Đặc biệt, khi bị nhiễm virus viêm gan từ người bệnh xơ gan thì tỷ lệ viêm gan virus biến chứng xơ gan là rất cao. Vì vậy nếu người thân của bạn mắc xơ gan từ nguyên nhân này thì cần cẩn trọng để tránh lây nhiễm bằng cách: Không sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, bấm móng,…. Nếu là chồng thì cần quan hệ tình dục an toàn.
Lưu ý: Xơ gan không lây qua đường hô hấp, ăn uống. Vì vậy không nên cách ly, xa lánh người bệnh. Điều đó sẽ khiến người bệnh mặc cảm, ảnh hưởng xấu đến tâm lý khiến bệnh tiến triển xấu.
3. Cách phòng ngừa bệnh xơ gan
>>>>>Xem thêm: Viêm gan B mạn tính có chữa khỏi không? Điều trị thế nào?
Tiêm vaccine là cách hữu hiệu để phòng ngừa xơ gan
Để phòng bệnh xơ gan hiệu quả, bạn cần chủ động bảo vệ lá gan của mình bằng các cách sau:
– Tiêm phòng vắc xin viêm gan B càng sớm càng tốt cho trẻ em và những người lớn chưa mắc bệnh.
– Không ăn các thức ăn sống. Nên ăn các thức ăn đã nấu chín để không bị nhiễm ký sinh trùng.
– Sử dụng thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn để phòng ngừa nhiễm hóa chất độc hại gây tổn thương gan.
– Hạn chế tối đa việc dùng thuốc làm ảnh hưởng gan.
– Nếu mắc viêm gan B hoặc C mạn tính người bệnh cần theo dõi định kỳ 3 – 6 tháng một lần. Việc làm này để phát hiện và điều trị sớm những khi viêm gan tiến triển, hạn chế những biến chứng nặng như xơ gan, ung thư gan.
– Khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện và xử trí sớm các bệnh lý dẫn đến viêm gan do các nguyên nhân khác như suy tim, tắc mật…
Ngoài các thực phẩm nên ăn, bạn cũng cần chú ý kiêng một số thứ sau để ngăn ngừa bệnh biến chuyển nặng:
– Rượu: Để phòng ngừa bệnh, việc đầu tiên bạn cần làm đó là tránh xa rượu bia. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến xơ gan và các bệnh lý về gan.
– Đường: Ăn quá nhiều đường cũng có thể khiến tình trạng gan xấu đi
– Muối: khi gan bị tổn thương nó không thể xử lý được natri trong muối vì vậy các loại thực phẩm này có thể gây sưng phù và tích nước, không tốt cho gan.
Kết luận
Như vậy bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin về xơ gan có lây không? nguyên nhân,cách phòng ngừa bệnh. Để bảo vệ lá gan khỏe mạnh cũng như tránh lây nhiễm cho người khác, bạn hãy xây dựng lối sống khoa học, không sử dụng chung đồ cá nhân, quan hệ tình dục an toàn và tiêm vaccine càng sớm càng tốt.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.