Xơ gan cổ trướng là tình trạng mạn tính, do xơ gan tạo sẹo, gây suy yếu chức năng gan. Người bệnh có thể bị tràn dịch ổ bụng, giãn tĩnh mạch thực quản, hội chứng gan thận, hội chứng não gan… Những biến chứng này làm tăng nguy cơ tử vong.
Bạn đang đọc: Xơ gan cổ trướng chẩn đoán dựa vào đâu?
Bệnh nhân có biểu hiện tuần hoàn bàng hệ, mạch máu hiện rõ trên bụng
1. Xơ gan cổ trướng là tình trạng như thế nào?
Cổ trướng là tình trạng xơ gan gây suy giảm chức năng gan, làm tăng áp lực tĩnh mạch cửa, đẩy dịch vào trong ổ bụng. Dịch ổ bụng có màu vàng, tích tụ nhiều chèn ép các cơ quan nội tạng khác, gây nhiễm khuẩn ổ bụng. Dịch cổ trướng tích tụ trong gan, gây chết tế bào gan, suy giảm chức năng cũng như toàn bộ hoạt động của gan. Tế bào gan chết do tràn dịch ổ bụng, ảnh hưởng đến chức năng lọc máu, tạo protein, chống nhiễm trùng mà gan tiết ra.
2. Nguyên nhân dẫn đến xơ gan cổ trướng có thể là gì?
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do:
2.1 Xơ gan cổ trướng có thể do nhiễm virus viêm gan B, C
Viêm gan B, C gây tổn thương tế bào gan, gây nên các ổ xơ hóa, làm ảnh hưởng chức năng gan. Các tổn thương này sau một thời gian không phục hồi được tạo nên các ổ xơ hóa gan.
2.2 Uống bia rượu
Bia rượu khi đi vào cơ thể, lọc qua gan, tạo nên các chất cực độc cho tế bào gan và tế bào não, thận. Lâu dần, chất độc này tích tụ gây nên những tổn thương thực thể tại gan, thận, não, thần kinh…
2.3 Xơ gan cổ trướng có thể do gan nhiễm mỡ
Người bệnh bị gan nhiễm mỡ, nếu không biết kiêng khem, tập thể dục, thay đổi chế độ dinh dưỡng. Thì tình trạng gan nhiễm mỡ ngày càng nặng, tổn thương không hồi phục, tạo nên các điểm xơ hóa.
2.4 Lạm dụng thuốc
Một số thuốc khi sử dụng nhiều làm hại tế bào gan như: kháng sinh, chống viêm, giảm đau, thuốc ức chế thần kinh, thuốc an thần…
2.5 Nhiễm độc
Một số bệnh nhân bị nhiễm độc kim loại nặng, xianua, khí độc… ở trong các loại hóa chất tẩy rửa, khử khuẩn, làm trắng, nhuộm màu, phẩm màu… Chất độc này ngày một ngày hai có thể sẽ không có triệu chứng gì, nhưng sau một thời gian sẽ gây suy giảm chức năng gan.
2.6 Nguyên nhân khác
Bệnh nhân có thể bị xơ gan không do rượu do bệnh gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan tự miễn, xơ gan mật sau sỏi mật, viêm đường mật xơ hóa… Hoặc là trường hợp bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa đồng như Wilson, rối loạn chuyển hóa sắt như Hemochromatosis…
Tìm hiểu thêm: Chẩn đoán gan nhiễm mỡ bằng phương pháp nào?
Bệnh lý về gan thường diễn biến âm thầm, rất ít triệu chứng cảnh báo ở giai đoạn đầu
3. Những triệu chứng dấu hiệu cảnh báo xơ gan cổ trướng
Mỗi người bệnh ở bệnh cảnh khác nhau, bệnh lý nền khác nhau sẽ cho những triệu chứng biểu hiện khác nhau. Giai đoạn đầu hầu như triệu chứng rất khó phát hiện, hầu như triệu chứng biểu hiện nặng phát hiện ra thì bệnh nhân đã ở giai đoạn cuối. Một số triệu chứng điển hình khi bị xơ gan cổ trướng đó là:
– Gan to, lách to sờ thấy dưới hạ sườn phải, đối với bệnh nhân xơ gan do rượu
– Chướng bụng, đầy hơi, đau bụng, đau hạ sườn phải, khó chịu
– Cơ thể bệnh nhân gầy đi nhưng bụng to
– Buồn nôn, nôn, khó thở do tụ dịch ổ bụng chèn ép vào cơ hoành, gây khó thở
– Ăn uống kém, chán ăn, mệt mỏi, choáng váng
– Phù chi, tay chân to ấn lõm, trữ nước, lòng bàn tay bàn chân đỏ
– Đau lưng, ngồi khó khăn, táo bón, khó tiêu
– Đi ngoài phân đen, nôn máu, da dễ bầm tím khi va đập, chảy máu khó cầm
– Giãn tĩnh mạch ở trên da vùng ngực, cổ, bụng
– Vàng da, vàng mắt
– Bệnh nhân mệt mỏi, có thể rơi vào lơ mơ, hôn mê
>>>>>Xem thêm: Viêm túi mật mạn tính và những điều cần biết
Dịch tích tụ ổ bụng chèn ép cơ hoành khiến người bệnh khó thở khi ngồi
4.Chẩn đoán bệnh xơ gan cổ trướng dựa vào đâu?
Xơ gan cổ trướng có thể chẩn đoán được qua khám lâm sàng, xét nghiệm máu, thăm dò chức năng, chẩn đoán hình ảnh.
4.1 Khám lâm sàng
Tùy từng giai đoạn của bệnh, triệu chứng của bệnh nhân sẽ thay đổi khác nhau.
4.1.1 Ở giai đoạn còn bù
Bệnh nhân có rất ít triệu chứng biểu hiện ra thực thể và cơ năng. Chủ yếu phát hiện ra ở những đối tượng nguy cơ cao, khám sức khỏe. Bệnh nhân ăn kém, khó tiêu, đau tức vùng thượng vị, giảm ham muốn tình dục, kinh nguyệt rối loạn. Thăm khám thực thể thấy bờ gan lớn, không đau, không cổ trướng, có hiện tượng giãn tĩnh mạch ở gò má hình sao, hồng ban lòng bàn tay. Bệnh nhân được chỉ định sinh thiết gan để chẩn đoán xác định.
4.1.2 Ở giai đoạn mất bù
Giai đoạn này bệnh nhân đã nặng hơn, có nhiều biến chứng. Bệnh nhân có biểu hiện suy gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
– Hội chứng suy gan
Bệnh nhân có những triệu chứng như giai đoạn còn bù. Kèm thêm nhiều triệu chứng khác như liệt dương, teo tinh hoàn, vú lớn, dễ chảy máu khó cầm (chảy máu răng, máu mũi, dưới da). Bệnh nhân dễ rụng tóc, rụng lông, móng tay có hiện tượng khum mặt kính đồng hồ, hình dùi trống trong trường hợp xơ gan mật. Phù mềm chân ấn lõm, mặt ngực và chi trên gầy. Da vàng, thiếu máu, nốt giãn tĩnh mạch hình sao ở ngực và lưng, môi đỏ, lưỡi bóng, viêm dây thần kinh ngoại biên.
– Biểu hiện hội chứng tăng áp tĩnh mạch cửa
Bệnh nhân trướng hơi, đi ngoài phân sệt, ra máu, nôn máu. Xuất hiện tuần hoàn bàng hệ, tĩnh mạch nổi rõ ở vùng thượng vị và 2 bên mạn sườn, vùng hạ vị và 2 bên hố chậu, quanh rốn bệnh nhân. Gan to, lách to sờ thấy, lúc đầu mềm, sau khi xơ hóa nhiều thì trở nên chắc, cứng hơn. Hiện tượng dấu chạm đá, khi ấn ngón tay nhanh bất ngờ vào thành bụng, phía trên sẽ nổi lên cảm giác bị đụng trở lại ngón tay giống như cục đá nổi trong nước.
– Cổ trướng
Tăng áp lực tĩnh mạch cửa, giảm áp lực keo trong máu làm giảm sức bền của thành mạch, khiến nước thoát ra ngoài, gây nên hiện tượng tụ dịch ổ bụng.
– Trĩ
Tăng áp lực tĩnh mạch mạch treo tràng dưới, khiến bệnh nhân đi ngoài ra máu, khó đi, táo bón, dẫn đến trĩ.
4.2 Xét nghiệm máu
Tùy tình trạng bệnh nhân hiện tại, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng lâm sàng khác nhau, có thể có một trong số những dấu hiệu:
– Hội chứng tăng áp tĩnh mạch cửa: Đo kiểm tra thấy áp lực tĩnh mạch cửa tăng lên > 25 cm nước (bình thường là 10 – 15 cm H20).
– Tăng áp lực tĩnh mạch lách, thời gian lách cửa kéo dài, đường kính tĩnh mạch cửa > 13 mm (bình thường chỉ 8 – 11mm), đường kính tĩnh mạch lách > 11 mm.
– Siêu âm thấy giãn tĩnh mạch phúc mạc, mạc treo, tĩnh mạch rốn.
– Nội soi thực quản có giãn tĩnh mạch thực quản, dạ dày.
– Protid trong máu giảm mạnh, nhất là albumin, A/G đảo ngược, gama- globulin tăng.
– Tỷ lệ prothrombin giảm, đông máu kém, tiên lượng nặng.
– Cholesterol máu giảm, đặc biệt là ester hóa.
– Thực hiện các xét nghiệm chức năng gan đặc hiệu: Nghiệm pháp Galactose niệu+, thanh thải caffein (+)
– Điện giải rối loạn: Natri trong máu tăng hoặc giảm, kaki máu giảm, natri niệu giảm (natri niệu
– NH3 trong máu tăng
– Fibrinogen máu: Tăng >4g/l
– LDH > 250đv, VS: Tăng, CRP>20mg/l
– Tăng ALAT, ASAT trong hội chứng viêm.
– Giảm 3 dòng tế bào máu, cảnh báo cường lách.
4.3 Chẩn đoán hình ảnh:
– Siêu âm gan thấy gan nhỏ, bờ không đều, hình răng cưa, dạng nốt. Biểu hiện rõ tĩnh mạch cửa giãn, tĩnh mạch lách giãn, tái lập tĩnh mạch rốn, thuyên tắc tĩnh cửa.
– Bệnh nhân sẽ được làm thêm CT, MRI có tiêm thuốc cản quang hoặc không, tùy tình trạng để có phục vụ cho chẩn đoán. Sinh thiết gan là xét nghiệm quan trọng trong chẩn đoán xác định và phân loại thể bệnh.
Xơ gan cổ trướng có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tính mạng nếu không được phát hiện sớm. Vì thế, hãy đi khám ở cơ sở y tế uy tín với bác sĩ chuyên khoa Gan mật kinh nghiệm, có đủ máy móc hiện đại để chẩn đoán phân biệt sớm. Khám tầm soát đều đặn là chìa khóa vàng giúp phòng tránh bệnh nguy hiểm ở giai đoạn sớm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.